2 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt hơn 893 nghìn tấn, trị giá 472 triệu USD

13/03/2023 07:51 Chiều

2 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt hơn 893 nghìn tấn, trị giá 472 triệu USD; kết quả này giảm 8,1% về lượng nhưng tăng 1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu gạo tháng 2/2023 là hơn 534 nghìn tấn; đạt hơn 286 triệu USD. Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt hơn 893 nghìn tấn, trị giá 472 triệu USD; kết quả này giảm 8,1% về lượng nhưng tăng 1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2023 ước đạt 528,5 USD/tấn, tăng 9,86% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo nhận định của Bộ Công Thương, gạo là một trong những mặt hàng có giá xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ.

Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho rằng biết Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong năm 2023. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo vẫn còn những khó khăn tiềm ẩn liên quan đến giá cước vận tải biển cao, giá cả đầu vào sản xuất lúa gạo cao cũng như tình hình xung đột ở một số khu vực trên thế giới tác động đến giá các mặt hàng lương thực khác.

Bước sang tháng 3, các nước đều có nhu cầu dự trữ lương thực khá lớn. Thêm vào đó, với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gạo thơm, chất lượng cao, nên có giá bán tốt.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu gạo năm 2023 của Việt Nam cũng được dự báo có nhiều thuận lợi về bối cảnh; trong đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán tại các nước Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt. Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp dụng thuế 20% với chủng loại gạo trắng.

Bên cạnh đó, nhu cầu tại các thị trường truyền thống như: Indonesia, Bangladesh… tăng trở lại, cộng thêm Trung Quốc mở cửa thị trường sau dịch COVID-19, nhu cầu nhập khẩu dự báo quay trở lại như các năm. Cùng với đó, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được nâng cao, các nước đều có nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam.

Với thị trường EU, theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam được cấp hạn ngạch 80.000 tấn, trong đó 30.000 tấn gạo trắng, 30.000 gạo thơm, 20.000 tấn gạo lứt. Do đó, các đơn hàng gạo xuất khẩu nếu nằm trong danh mục trên thì được miễn thuế 175 ER/tấn.

Đây là lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp nên tìm cách gia tăng sản lượng, chủng loại gạo để tận dụng tối đa lợi thế. Do vậy, dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 khoảng 6,5 – 7 triệu tấn gạo.

Theo baodansinh.vn

Cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản “bùng nổ” trong 4 tháng đầu năm

07/05/2024 11:42 Sáng

Hoạt động xuất khẩu nông, lâm sản “bùng nổ” trong 4 đầu năm 2024. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 19 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kinh tế Việt Nam vượt “cơn gió ngược” 2023

29/12/2022 12:02 Sáng

Những thách thức của kinh tế Việt Nam trong năm tới sẽ bị chi phối bởi suy thoái đình lạm của các thị trường toàn cầu, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, phụ thuộc vào các thị trường lớn…

Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045

23/04/2022 01:58 Chiều

Dự kiến quy hoạch tổng công suất nguồn điện hệ thống điện quốc gia đến năm 2030 vào khoảng 146.000 MW với cơ cấu các loại nguồn điện như báo cáo của Bộ Công Thương. Quy mô này đáp ứng đầy đủ nhu cầu công suất phụ tải điện cực đại dự báo đến năm 2030 vào khoảng 93.300 MW, có mức độ dự phòng nguồn điện hợp lý trong hệ thống điện quốc gia và các vùng, miền.

Cargill Việt Nam nhận được giải thưởng HR Asia Award 2021 – Nơi làm việc tốt nhất Châu Á

15/10/2021 08:55 Sáng

Vào ngày 8/10/2021 vừa qua, Cargill Việt Nam được vinh danh là một trong những doanh nghiệp đạt giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” do HR Asia bình chọn.

Đối tác