Dồi dào hàng hóa cho Tết Nguyên đán

04/02/2021 08:00 Sáng

Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2021 ước đạt 479,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,7%. Doanh nghiệp, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị... chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, đưa ra nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu, thu hút tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán.

Dồi dào hàng hóa cho Tết Nguyên đán

Nguồn cung các mặt hàng dồi dào

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 01 ước tính đạt 378,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 79% tổng mức và tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất của ngành Công Thương phục vụ nhân dân đón Tết, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 30/10/2020 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Trong đó, tập trung chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, chủ động rà soát cung cầu hàng hóa, chuẩn bị tốt nguồn hàng và các phương án cung ứng hàng hóa kể cả trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; triển khai chương trình bình ổn thị trường, chú trọng bảo đảm nguồn cung thịt lợn với giá cả ổn định;

Dồi dào hàng hóa cho Tết Nguyên đán - Ảnh 1.

Lực lượng QLTT quyết liệt kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh

Thực hiện chương trình kết nối cung cầu, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm…

Để tạo nguồn cung cho Chương trình bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán, Bộ Công Thương đã phối hợp với UBND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Yên Bái… tổ chức các Chương trình kết nối cung cầu với sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối tại hầu kết các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thị trường cả nước bình ổn

Theo báo cáo nhanh của Tổng cục QLTT, tại Hải Dương, tình hình thị trường tính đến ngày 02/2/2021 vẫn bình ổn, trên địa bàn tỉnh không xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá các mặt hàng phòng chống dịch và mặt hàng phục vụ Tết; một số cửa hàng đã tạm thời đóng cửa do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hải Dương diễn biến phức tạp.

Đặc biết, đối với mặt hàng trang thiết bị vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh đủ cung ứng cho người tiêu dùng, không có hiện tượng khan hiếm, giá cả ổn định như khi không có dịch.

Còn tại Quảng Ninh, tình hình giá cả các mặt hàng vật tư y tế, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn cơ bản ổn định; giá cả lương thực, thực phẩm ổn định, không có hiện tượng người dân tích trữ lương thực.

Nguồn cung lương thực, thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại dồi dào. Giá một số mặt hàng: Giá rau củ quả ổn định, cà chua 8.000 đồng/kg, bí xanh 12.000 đồng/kg, bắp cả 7.000 đồng/kg, dầu ăn trung bình 43.000 đồng/lít, tôm sú 320.000 đồng/kg…

Tại Gia Lai các mặt hàng nước sát trùng, găng tay y tế,… được bày bán ở các cửa hàng bách hóa tổng hợp, các cơ sở kinh doanh thuốc tây, các hệ thống siêu thị Vinmart và Coopmart trên địa bàn tỉnh với giá cả phù hợp (khẩu trang: 40.000 đồng/hộp đến 50.000 đồng/hộp; nước sát khuẩn khô lifebuoy loại 235ml giá 75.000 đồng/chai). Đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm giá cả ổn định.

Tại Thành phố Hà Nội, diễn biến phức tạp của dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, mua sắm của người tiêu dùng. Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình cung cầu hàng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên thị trường thành phố vẫn giữ ổn định. Giá cả các mặt hàng thiết yếu không có biến động lớn.

hay tại TP. Hồ Chí Minh, tình hình kinh doanh khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn trên địa bàn thành phố vẫn diễn ra bình thường, không khan hiếm.

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản cho các địa phương

Chương trình đã hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản cho các địa phương, đồng thời tạo nguồn hàng cho Chương trình bình ổn thị trường với giá hợp lý và ổn định trong dịp Tết.

Về nguồn cung hàng hóa, công tác chuẩn bị Tết đã được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh triển khai sớm.

Hàng hóa chuẩn bị Tết tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, xăng dầu… Nguồn cung các mặt hàng khá dồi dào.

Riêng đối với mặt hàng thịt lợn, hoạt động chăn nuôi, nhất là chăn nuôi hộ gia đình bị giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh tả lợn Châu Phi, tuy nhiên các địa phương đã chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn chủ động tìm kiếm nguồn hàng, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp chăn nuôi hoặc có kế hoạch nhập khẩu nhằm bảo đảm cung ứng trong dịp Tết Nguyên đán.

Đến nay, theo báo cáo của các địa phương, tổng giá trị hàng dự trữ của các doanh nghiệp ước tăng khoảng 10-15% so với các tháng thường trong năm.

Tại một số địa phương khu vực miền Trung chịu thiệt hại của bão lũ trong năm 2020 vừa qua, nguồn hàng thiết yếu phục vụ Tết cũng đã được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuẩn bị tốt.

Tuy nhiên do đánh giá sức mua của người dân bị ảnh hưởng do điều kiện kinh tế còn khó khăn sau bão lũ nên lượng hàng chuẩn bị không tăng so với năm trước, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thiết yếu.

Cùng với việc đẩy mạnh tổ chức kết nối giao thương, ổn định thị trường giữa các địa phương, các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh phân phối để tạo nguồn hàng dự trữ với giá ổn định;

Các tỉnh, thành phố rất quan tâm, chỉ đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình BOTT đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối đưa hàng bình ổn tới tay người tiêu dùng, chú trọng tới người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng bão lũ, vùng biên giới, hải đảo…

Các doanh nghiệp tham gia chương trình và các doanh nghiệp có hệ thống phân phối, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã cam kết kéo dài thời gian phục vụ tại các điểm bán hàng bình ổn, nhiều điểm bán hàng Tết tới chiều ngày 30 Tết và mở cửa ngay từ chiều mùng 1 Tết.

Các doanh nghiệp phân phối tại địa phương cam kết cung cấp hàng chất lượng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ưu tiên hàng Việt Nam, nhất là đối với nhóm hàng bánh mứt kẹo, thực phẩm chế biến trong hàng hóa phục vụ Tết và hàng hóa trong danh mục hàng bình ổn thị trường của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn đều là hàng Việt Nam.

Theo báo cáo của lực lượng QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhìn chung các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành tốt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.

Nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh tương đối đầy đủ.

Thông qua các hoạt động kiểm tra, kiểm soát từ ngày 24/7 đến ngày 02/02/2021 lực lượng QLTT các tỉnh thành đã kiểm tra, giám sát 282 vụ; tổng số tiền xử phạt là 1,16 tỷ đồng.

Lũy kế từ ngày 31/01 đến ngày 02/02/2021 số vụ kiểm tra, giám sát của lực lượng Quản lý thị trường là 9.575 vụ. Số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 6,12 tỷ đồng.

Theo báo Dân Sinh

Cùng chuyên mục

BIDV MetLife: 10 năm vững nền, tạo thế sẵn sàng bước vào chương “bứt phá” tiếp theo

30/08/2024 04:05 Chiều

Tròn một thập kỉ gắn bó với thị trường Việt Nam, từ một “tân binh”, BIDV MetLife đã vươn mình trở thành Doanh nghiệp xuất sắc châu Á (giải thưởng APEA 2020 – 2023) và để lại những dấu ấn đậm nét trong hành trình đồng hành cùng người dân Việt Nam kiến tạo một cộng đồng hạnh phúc hơn.

Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng gần 21.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng qua kênh OMO

07/11/2022 03:51 Chiều

NHNN đáo hạn gần 37.176 tỷ đồng số giấy tờ có giá trong 5 phiên liền trước, tất cả đều có kỳ hạn 7 ngày. Qua kênh cầm cố giấy tờ có giá (OMO), Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng gần 21.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng.

Thép xây dựng đồng loạt tăng giá

12/03/2022 02:11 Chiều

Các doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh tăng giá thép xây dựng thêm từ 250 - 810 đồng/kg so với thời điểm đầu tuần.

PGS.TSKH Võ Đại Lược: cần cải thiện động lực tăng trưởng để phục hồi kinh tế

13/09/2021 08:19 Chiều

Để phục hồi kinh tế, bên cạnh các nhóm giải pháp đồng bộ nhằm kiểm soát tình hình dịch Covid-19, trong trung và dài hạn Việt Nam cần cải thiện động lực tăng trưởng để từng bước phục hồi và phát triển kinh tế. Trong đó 2 trọng tâm cơ bản là cải thiện chất lượng thể chế nội tại và tận dụng tốt cơ hội từ bên ngoài.

Giá xăng dầu trong kỳ điều chỉnh tới được dự báo sẽ tăng mạnh

31/08/2022 06:09 Chiều

Các thương nhân cũng dự báo, giá xăng dầu trong kỳ tới sẽ tăng mạnh. Bởi hiện giá xăng thành phẩm trung bình tại thị trường Singapore đang cao hơn giá bán lẻ xăng trong nước khoảng 200 - 400 đồng/lít, còn dầu diesel, dầu hỏa khoảng 2.000 - 3.000 đồng/lít.

Đối tác