Bộ trưởng Y tế: Mở rộng điều trị F0 tại nhà

14/08/2021 02:17 Chiều

Trước bối cảnh TP HCM , Đồng Nai, Long An, Bình Dương… đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết sẽ mở rộng triển khai điều trị F0 tại nhà.

Thông tin này được Bộ trưởng Long đưa ra tại Hội nghị tập huấn trực tuyến về quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh Covid-19, sáng 13/8.

“Tới đây chúng tôi sẽ triển khai chương trình điều trị tại nhà ở TP HCM và một số tỉnh, thành phố khác khi có ca nhiễm tăng nhanh, vượt quá khả năng thu dung, điều trị của các cơ sở”, ông Long nói.

Trên thực tế, TP HCM đã triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà từ giữa tháng 7 đến nay. Vài địa phương, như Bình Dương, cũng bước đầu thí điểm mô hình này.

Như vậy, theo Bộ trưởng Long, mô hình cách ly điều trị F0 tại nhà sẽ mở rộng ở các địa phương.

Mặc khác, Bộ Y tế cũng đã sửa đổi tất cả phác đồ điều trị trên cách thức tiếp cận rộng rãi hơn, đảm bảo tiếp cận tốt nhất với tất cả loại thuốc. Molnupiravir là một trong những thuốc được đánh giá giúp giảm nồng độ virus tốt nhất. Bộ trưởng cho hay cáchội đồng Đạo đức, Hội đồng khoa học của Bộ Y tế và chuyên gia đang tập hợp đánh giá để sớm triển khai thí điểm khi có thuốc này.

Bộ Y tế đề nghị các doanh nghiệp tăng cường tiếp cận nhập thuốc molnupiravir, khi có điều kiện sẽ sử dụng. Việt Nam cũng đề nghị các doanh nghiệp dược có thể sản xuất thuốc molnupiravir, trao đổi với các đơn vị có bản quyền để chuyển giao công nghệ và sản xuất.

Molnupiravir là một loại thuốc kháng virus, tương tự thuốc remdesivir. Bộ trưởng Long nói: “Chúng tôi coi thuốc kháng virus là một trong các vũ khí chống lại virus để áp dụng cho bệnh nhân theo từng mức độ hướng dẫn chuyên môn và có thể áp dụng đại trà”.

Molnupiravir hiện chưa có tại Việt Nam. Remdesivir được tập đoàn Vingroup tặng Bộ Y tế, 50.000 lọ đầu tiên trong số 500.000 lọ trong kế hoạch, đã về Việt Nam. Trong số này, 10.000 lọ remdesivir đã được Bộ Y tế phân bổ đến TP HCM, ưu tiên dùng cho F0 trên 65 tuổi, béo phì.

Hiện, Bộ Y tế đã có hướng dẫn sử dụng thuốc remdesivir và chuyển thuốc đến các bệnh viện hồi sức ở TP HCM sử dụng. Tuy nhiên, Bộ Y tế chưa cấp phép remdesivir tại Việt Nam.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tại Hội nghị tập huấn trực tuyến về quản lý, điều trị và chăm sóc người nhiễm nCoV, người bệnh Covid-19, sáng 13/8. Ảnh: Nguyễn Nhiên.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tại Hội nghị tập huấn trực tuyến về quản lý, điều trị và chăm sóc người nhiễm nCoV, người bệnh Covid-19, sáng 13/8. Ảnh: Nguyễn Nhiên.

Nhấn mạnh điều trị, giảm tỷ lệ tử vong là một trong những trọng tâm ưu tiên trong phòng chống dịch, Bộ trưởng cho rằng y tế địa phương cần chia thành 3 tầng điều trị. Tầng 1 là cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến, kể cả ở cộng đồng và gia đình. Những nơi này triển khai quản lý, điều trị, chăm sóc người mắc Covid-19 không triệu chứng, đảm bảo người nhiễm có thể đến được các cơ sở này.

Tầng 2 triển khai ở tất cả cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên, điều trị bệnh nhân mức độ trung bình. Có 3 vấn đề Bộ Y tế yêu cầu tầng này phải đảm bảo gồm: Oxy, thuốc kháng đông và kháng viêm theo phác đồ, phải sử dụng sớm cho bệnh nhân để giảm mức độ nặng. Thực tế đã chứng minh, nếu thực tế tốt điều trị ở tầng 2 thì sẽ giúp ca nhiễm không tăng nặng, khả năng cứu sống bệnh nhân nhiều hơn, ông Long nói.

Tầng thứ 3 là tầng điều trị hồi sức tích cực (ICU) bệnh nhân nặng, nguy kịch. Trong bối cảnh dịch lan rộng, Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương phải chuẩn bị cơ số trang thiết bị cho điều trị ICU, nơi này bắt buộc phải thực hiện được thở máy xâm nhập, thở máy.

“Các địa phương cần rà soát lại ngay, trên nguyên tắc phải tăng tối đa công suất, khả năng chống chịu của tất cả các tầng để khi dịch xảy ra không ngỡ ngàng, hoang mang, bị động”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho rằng, hầu hết địa phương khi có nhiều ca nhiễm thì xu hướng trông chờ Trung ương chi viện nhân lực. Ông yêu cầu trong bối cảnh hiện nay, các địa phương phải huy động tối đa nhân lực cả công lập và tư nhân.

“Chúng ta có quyền trưng dụng và yêu cầu y tế tư nhân tham gia chống dịch chứ không phải trên tinh thần hợp tác”, Bộ trưởng nói.

Theo Vnexpress

Cùng chuyên mục

Lực lượng Hải quan phát hiện và bắt giữ 1.218 vụ việc vi phạm trong 1 tháng

03/11/2021 07:33 Sáng

Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 10/2021, mặc dù tình hình hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên toàn tuyến giảm hơn so với tháng 9/2021 về số vụ vi phạm, nhưng tính chất vụ việc lại rất phức tạp, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu tinh vi hơn.

Hơn 464.300 ca mắc COVID-19 đã được chữa khỏi

21/09/2021 07:53 Sáng

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 695.744 ca mắc COVID-19, hơn 464.300 ca đã được chữa khỏi.Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 34.553.590 liều.

Hôm nay 15-9, vaccine Nanocovax được thẩm định lần hai

15/09/2021 09:49 Sáng

Chiều 14/9, làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có ba ứng viên vaccine Covid-19 đang thử nghiệm lâm sàng. Dự kiến cuối năm 2021 sẽ có ít nhất một vaccine được cấp phép lưu hành.

Số ca mắc COVID-19 nặng, nguy kịch ở nước ta đã giảm 9,7%

26/09/2021 07:19 Sáng

Tính đến trưa ngày 25/9, Việt Nam còn hơn 297.600 bệnh nhân COVID-19 đang theo dõi, điều trị. So với trung bình 1 tuần trước, số ca nặng, nguy kịch đã giảm 9,7%.

Hải quan không xử phạt vi phạm hành chính với lý do tác động từ dịch COVID-19

20/09/2021 04:42 Chiều

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và công chức hải quan trong việc thực thi các quy định, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố; Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Kiểm tra sau thông quan khi xem xét không xử phạt vi phạm hành chính với lý do tác động từ dịch COVID-19 phải căn cứ các quy định và hồ sơ vụ việc cụ thể.

Đối tác