Một số doanh nghiệp may mặc đối mặt nguy cơ phá sản

15/09/2021 08:53 Sáng

Trong bức thư kêu cứu gửi tới Thủ tướng Chính phủ gần đây, 7 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với 13.300 lao động phản ánh đang đối mặt với nguy cơ phá sản.

Tiền Giang đang là 1 trong 5 địa phương có số ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước, cộng đồng doanh nghiệp đã cố gắng gồng mình chung tay với Chính phủ để phòng chống dịch. Từ ngày 15/7, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đóng cửa (chỉ còn một vài doanh nghiệp tổ chức được “3 tại chỗ”), vẫn chưa biết đến ngày nào được mở cửa trở lại, điều này đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Qua phản ánh, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản bởi hầu hết các khách hàng đã thông báo hủy đơn hàng, phạt xuất hàng bằng máy bay đối với những hợp đồng đã ký vì đơn hàng phải bán theo mùa. Trong khi đó, các doanh nghiệp đã mua hết nguyên vật liệu sản xuất với chi phí lên hàng ngàn tỷ đồng.

Đáng lo hơn, hiện tại đang là thời điểm phát triển mẫu cho mùa năm sau nhưng các doanh nghiệp đã không thực hiện được. Có nghĩa, năm sau sẽ không có đơn hàng để duy trì hoạt động. Để lấy được 1 đơn hàng, doanh nghiệp phải đầu tư và phát triển mẫu trước ít nhất 6 tháng và phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ, nếu để mất 1 mùa thì sẽ mất luôn khách và thị trường. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải chi trả chi phí thuê nhà xưởng, kho bãi, lãi suất ngân hàng, tiền lương công nhân… với số tiền không nhỏ.

Tiêm vaccine sớm cho người lao động vẫn là giải pháp căn cơ giúp doanh nghiệp sớm mở cửa sản xuất.
Tiêm vaccine sớm cho người lao động vẫn là giải pháp căn cơ giúp doanh nghiệp sớm mở cửa sản xuất.. (Ảnh: PV)

Theo các doanh nghiệp, dù rất thông cảm cho các nhà sản xuất nhưng đối tác cũng phải gánh chịu nhiều thiệt hại, mất khách hàng và thị trường hiện có bởi không cung cấp kịp hàng ra thị trường như kế hoạch.

Quan trọng, đối tác đang mất dần lòng tin vào sự an toàn của thị trường Việt Nam và ra “tối hậu thư” đến 20/9 công ty không mở cửa trở lại thì phải chuyển đơn hàng sang thị trường khác. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không còn đơn hàng để sản xuất cho mùa cuối năm 2021 và năm 2022.

Đứng trước rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đã khẩn thiết đề xuất Thủ tướng Chính phủ quan tâm và có giải pháp ứng cứu. Các doanh nghiệp mong muốn được ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động với tổng số 26.600 mũi. Đồng thời, ưu tiên cho các doanh nghiệp được mua vacxin để tiêm cho người lao động của mình, đẩy nhanh quá trình miễn dịch cộng đồng và phục hồi sản xuất. Được tiêm vaccine cho người lao động không chỉ là nhu cầu của riêng doanh nghiệp nào mà là mong mỏi của cả cộng đồng doanh nghiệp may mặc trong nước. Bản thân các doanh nghiệp, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đã rất chủ động tìm kiếm và đề xuất sự hỗ trợ của Chính phủ để mua được vaccine tiêm cho người lao động.

Xét trên kiến nghị của Hiệp hội Dệt may Việt Nam và 3 hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam, doanh nghiệp điện tử, mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức ngay việc đàm phán với đối tác để mua và cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Trước đó, trong văn bản kiến nghị về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine hoặc hỗ trợ doanh nghiệp mua vaccine khẩn trương và hợp pháp để tiêm miễn phí cho người lao động của các ngành hàng xuất khẩu, 4 hiệp hội đề nghị được mua vaccine từ nguồn cung tự tìm kiếm để tiêm miễn phí cho người lao động. Các hiệp hội cho biết, đã chủ động tìm nguồn cung vaccine từ 1 tập đoàn tại UAE và kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế chủ trì đàm phán với đối tác hoặc chỉ định đơn vị nhập khẩu Việt Nam có đủ điều kiện triển khai thủ tục nhập khẩu, ưu tiên hỗ trợ các hiệp hội thực hiện việc tiêm chủng cho người lao động. Mọi chi phí để triển khai các hoạt động trên sẽ do các doanh nghiệp của các hiệp hội ngành hàng trực tiếp chịu trách nhiệm.

Việc tiêm vaccine cho người lao động vẫn là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp sớm mở cửa sản xuất. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhập khẩu vaccine còn khó khăn, hạn chế số lượng, theo ông Thân Đức Việt – Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP May 10, cần rút ngắn quy trình phê duyệt khẩn cấp vaccine nội địa để gia tăng nguồn cung. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành chuyển đổi số, linh hoạt hơn trong sản xuất.

Mai Anh

Cùng chuyên mục

Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam – VIBE 2024: mở rộng kết nối hệ sinh thái ngành nội thất và xây dựng

03/10/2024 06:35 Sáng

Nhằm lan tỏa giá trị và kết nối cơ hội kinh doanh với mục tiêu cung cấp thông tin và xu hướng, mở rộng kết nối hệ sinh thái ngành nội thất và xây dựng và thúc đẩy cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp ở thị trường trong nước và định hướng xuất khẩu, sáng ngày 2/10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) - TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam (VIBE).

19-21/4: diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học 2023

17/04/2023 03:52 Chiều

Sáng 17/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình gặp gỡ báo chí thông tin về Triển lãm Quốc tế lần thứ 7 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học (analytica Vietnam 2023).

Hơn 1000 người tham gia hội nghị về dữ liệu và điện toán đám mây tại TP. Hồ Chí Minh

26/06/2024 09:04 Chiều

Tại Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure (DCCI) Summit 2024 do Viettel IDC tổ chức vào sáng 26/6 tại TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp đã cùng chia sẻ những trăn trở, bài toán thực tế đang đối mặt, tọa đàm với các chuyên gia để tìm ra các giải pháp phù hợp cũng như các phương án triển khai tối ưu cho doanh nghiệp mình hướng tới phát triển bền vững.

TP. Hồ Chí Minh tích cực kìm giá, kích cầu mua sắm

25/05/2024 01:32 Chiều

Ngoài việc đảm bảo nguồn cung với giá cả ổn định, TP. HCM cũng kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt, các doanh nghiệp logistics lớn đã đề xuất những chính sách giá ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường.

Sức mua hàng Tết bắt đầu có dấu hiệu tăng tốc

19/01/2022 08:34 Chiều

Để đảm bảo lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngành công thương và các DN Hà Nội đã chủ động kết nối cung cầu, dự trữ hàng hóa, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến.

Đối tác