Độc đáo văn hóa Tháp cổ Champa

18/12/2021 01:47 Chiều

“Tháp Chăm ôm p yêu thương/K đi ngưi đến bn phương nao lòng”


Tháp Poshanu nm trên ngn đi Bà Nài, TP.Phan Thiết

Từ ngọn nguồn lịch sử, người Chăm đã song hành cùng dân tộc đi qua những thăng trầm thời cuộc và để lại một di sản văn hóa vô giá, phong phú và đặc sắc. Nổi bật nhất là “chuỗi ngọc quý” tháp cổ Champa đứng sừng sững uy nghi trước phong ba của thời gian, nằm rải rác từ ven biển lên đến Tây Nguyên, suốt dọc dãi đất miền Trung thân yêu của nước ta.

Nhng ngn tháp làm bng gch

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 50 đền tháp Chăm. Chính kỹ thuật xây tháp bằng gạch với những ngọn tháp có tuổi thọ cả nghìn năm, sừng sững cùng thời gian và trở thành một loại hình kiến trúc “độc nhất vô nhị” trên thế giới thực sự là một bí ẩn, đã luôn thu hút các nhà khoa học và nghệ thuật.

Có thể nói, nếu những đền tháp khác trong khu vực, như: Angkor wat, Bayon ở Campuchia hay đền Borobudur ở Indonesia, tháp Sanchi ở Ấn Độ,.. thường được làm bằng đá thì tháp Chăm lại được làm bằng gạch. Hơn nữa, các hoa văn được chạm khắc, gọt đẽo ngay trên gạch, một điều hiếm thấy trong kỹ thuật xây dựng và kiến trúc. Và điều đặc biệt, cho đến hôm nay, màu gạch vẫn đỏ tươi như còn mới, dù đã trải qua hàng thế kỷ.


“Chui ngc” tháp Chăm chiếm mt v trí xng đáng trong nn văn hóa dân tc Vit Nam và ta sáng trong nn văn hóa nhân loi

Do vậy, tháp Chăm được các nhà nghiên cứu thừa nhận về độ tinh tế. B.Broslier trong cuốn Indochine Carefour des arts (Pris 1961) nhận xét: “Về cấu trúc, tháp Chăm đẹp hơn tháp Khmer, sở dĩ như vậy là do họ (người Chăm) giữ được ý thức về chất liệu (gạch) và biết tôn trọng bản chất của nó, trong khi đó người Khmer có xu hướng dựng lên một khối bằng bất cứ vật liệu nào rồi chạm khắc lên. Nghệ thuật kiến trúc Chăm cân bằng, có nhịp điệu và sáng sủa hơn, nó tạo cho tháp Chăm một vẻ đẹp không thể bỏ qua”.

Ngưi Chăm là bc thy trong ngh thut kiến trúc và điêu khc gch

Đưc đến thưng ngon, chiêm ngưng các đn tháp Chăm c kính trong nhp th ca đương đi, bt gp ánh x nn văn hóa c vn lp lánh, uy nghi, vén dn nhng lp bi ca thi gian… Có th nói, “chui ngc” tháp Chăm tht s chiếm mt v trí xng đáng trong nn văn hóa dân tc và ta sáng trong nn văn hóa nhân loi.

Theo GS. Ngô Văn Doanh thì từ thế kỷ V-VI, sử sách Trung Hoa đã phải công nhận người Chăm là bậc thầy trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc gạch.

Các tháp Chăm được làm từ những viên gạch đỏ chồng khít lên nhau không thấy mạch hồ đã tạo nên huyền thoại. Các chuyên gia Ba Lan cho rằng, người Chăm dùng gạch nung sẵn rồi gắn với nhau bằng vữa đất sét, sau đó toàn bộ được nung lại. Một số nhà nghiên cứu thì nêu ra giả thuyết rằng người Chăm đã dùng keo chiết từ thực vật (như cây bàn chải + mật mía hoặc nhựa cây dầu rái) để dán các viên gạch với nhau. Những nghiên cứu gần đây cho thấy người Chăm đã sử dụng kết hợp một số biện pháp kỹ thuật khác nhau để xây tháp… Sự tinh tế của các tháp Chăm còn thể hiện ở vô số những hình chạm khắc tỉ mỉ trau chuốt do nghệ nhân đục đẽo trực tiếp lên tường tháp đã được xây sẵn, không thể vì một sai sót mà phá đi xây lại được. Hoàn toàn có lý khi Parmentier nhận xét: “người Chăm chạm gạch như chạm gỗ, đẽo đá như đẽo gỗ”.


Tháp Chăm Chiên Đàn  Qung Nam

Tỉnh Bình Định trong lịch sử từng là kinh đô Vijaya của vương quốc Champa từ thế kỷ 11-15. Trong 5 thế kỷ đó, người Chăm đã để lại trên đất Bình Định nhiều di sản văn hóa vô giá, đặc biệt là hệ thống tháp Chăm. Trong số trên 20 cụm tháp Chăm hiện còn trên cả nước, Bình Định là tỉnh có số lượng nhiều nhất với 8 cụm tháp, với 14 tháp tập trung ở các địa phương: Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, Tây Sơn và TP.Quy Nhơn. Trong đó, Tháp Đôi được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 10-7-1980 và nằm trong quần thể Tháp Chăm đã được Hội kỷ lục gia Việt Nam, tổ chức kỷ lục gia Việt Nam bình chọn top 10 tháp và cụm tháp cổ được nhiều du khách tham quan nhất được công bố vào ngày 22-11-2014.


Tháp Đôi  Quy Nhơn – Bình Đình

Theo GS. Ngô Văn Doanh – Tác giả của quyển sách “Tháp cổ Champa – Sự thật và huyền thoại” cho biết: “Sau hàng mấy trăm năm bị chìm trong quên lãng, từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các ngôi đền tháp cổ Champa mới bắt đầu được các chuyên gia người Pháp thống kê, khảo tả và nghiên cứu một cách khoa học và hệ thống. Sau những người mở đầu mà tiêu biểu là kiến trúc sư H.Parmentier, từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay, nhiều thế hệ các nhà khoa học tiếp theo của Pháp, của Việt Nam và của các nước khác trên thế giới đã giải mã dần dần những bí ẩn của những ngôi đền tháp cổ Champa mà người Chăm cũng như người Việt, do không giải thích và hiểu được, đã thêu dệt thành những sự tích và truyền thuyết dân gian ly kỳ. Rồi thì, với sự quan tâm mỗi ngày một nhiều thêm không chỉ của các nhà chuyên môn, mà còn của cả các tổ chức chính trị, xã hội và văn hóa ở Việt Nam và trên thế giới, những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của các đền tháp Champa đã được đánh giá và công nhận. Hiện nay, tất cả các đền tháp Champa đã được nhà nước Việt Nam công nhận là di tích quốc gia, trong số đó, một số khu đền tháp còn được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt…”.

ThS. Nguyn Hiếu Tín -Theo GDTPO

Cùng chuyên mục

Đến thị trấn cấm không ai được phép chết, mặt trời không lặn suốt 4 tháng

27/12/2020 06:42 Sáng

Thị trấn nằm ở cực bắc của trái đất vào mùa đông, nhiệt độ hạ rất sâu xuống khoảng -40 độ C, nên nơi đây đã ban hành một luật lệ rất "lạ đời".

Thị trường du lịch dịp nghỉ lễ 30/04 – 01/05: Cơ hội đặc biệt phục hồi ngành du lịch trong giai đoạn mới

18/04/2022 08:31 Chiều

Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đang có sự khởi sắc khi hoạt động du lịch chuẩn bị cho dịp nghỉ lễ 30/04 - 01/05 rất sôi động. Với những chính sách ưu đãi, giảm giá cùng nhiều sản phẩm mới mà các đơn vị tung ra trong dịp này, lượng du khách đặt tour, vé máy bay và khách sạn tăng mạnh, đây là cơ hội giúp ngành Du lịch hy vọng nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng.

Đak Đoa: Men say hương rừng

03/03/2022 02:19 Chiều

“Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật”, Đak Đoa (Gia Lai) ngây ngất bao lữ khách bởi men say hương rừng, ngõ hầu tìm cảm giác bình yên với nắng, với gió Tây Nguyên.

Thác Bản Giốc lọt top 21 thác nước đẹp nhất thế giới

27/05/2024 08:49 Sáng

Thác Bản Giốc (tỉnh Cao Bằng) có tên trong danh sách 21 thác nước đẹp nhất thế giới năm 2024 do tạp chí du lịch danh tiếng của Mỹ Travel+Leisure bình chọn.

Độc đáo văn hóa Tháp cổ Champa

18/12/2021 01:47 Chiều

Đối tác