Thận trọng với bệnh viêm phổi ở trẻ trong mùa lạnh

30/12/2021 08:47 Sáng

Bệnh viêm phổi ở trẻ trong mùa lạnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bố mẹ cần chú ý nhé.

Yếu tố gây viêm phổi ở trẻ 

Thận trọng với bệnh viêm phổi ở trẻ trong mùa lạnh

Bạn cần thận trọng với bệnh viêm phối ở trẻ khi trời lạnh. Nguồn ảnh: Internet 

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nguyên Trưởng khoa Nhi, Bạch Mai, có nhiều loại vi khuẩn, virus hoặc vi nấm có thể gây viêm phổi cho trẻ, nhất là vào mùa lạnh. Loại vi khuẩn hay gặp nhất là S.pneumoniae, H.influenzae, B.catarrhali, M.hominis, S.aureus, S.pyogenes…

Virus cúm, virus hợp bào, virus H5N1, virus sởi… Do đường lây truyền của một số vi khuẩn, virus là ở trong không khí vào hệ hô hấp, nên khi một trẻ nào đó bị bệnh rất dễ lây lan cho nhiều trẻ khác trong lớp học, trong nhà trẻ hoặc trong gia đình, làng xóm, khu phố.

Nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng kém, điều kiện chăm sóc và sức đề kháng không tốt (do chưa có điều kiện tiêm vaccin, trẻ hay ốm yếu, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh bẩm sinh về tim mạch, hô hấp, hàm mặt, trẻ đẻ thiếu tháng, thiếu cân nặng… sẽ rất dễ bị các bệnh về viêm đường hô hấp, viêm phổi.

Bên cạnh đó, môi trường sống không thuận lợi, làm cho các loại vi sinh vật gây bệnh có điều kiện phát triển như: Môi trường sống mất vệ sinh, vệ sinh hoàn cảnh kém. Bố, mẹ hoặc trong gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào, nhà ở sống thiếu không khí, thiếu ánh sáng, nhà ẩm thấp, khói bếp, khói bếp than… làm cho nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ càng cao.

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em bố mẹ cần phải biết

Ho vừa đến nặng, thường là ho nặng tiếng, nhưng cũng không nhất thiết như vậy.

Thở nhanh liên tục (khác với biểu hiện thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao).

Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút ( đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút ( đối với trẻ từ 2 tháng- 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (với trẻ trên 1 tuổi).

Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên và không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong phút.

Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (vị trí phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.

Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ nhưng cơ thể trẻ không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.

Sốt vừa đến sốt cao nhưng đôi khi không có ở trẻ có hệ miễn dịch yếu.

Đau ngực trong lúc ho và cả giữa các cơn ho.

Nôn không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.

Tím tái quanh môi và ở mặt do trẻ bị thiếu oxy.

Thở rít, mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi đây cũng là biểu hiện của viêm phổi.

Theo Tieudung.vn

Cùng chuyên mục

Top 9 loại trái cây giúp bảo vệ mắt, bạn cần bổ sung thường xuyên

16/07/2022 05:05 Sáng

Đu đủ, thanh long, nho, cam quýt,… được xem là những loại trái cây tốt cho mắt của bạn.

Kiểu đi bộ “độc lạ” tốt cho tim, xương, khớp, đốt cháy calo hiệu quả: Bạn đã biết chưa?

13/07/2022 05:56 Sáng

Đi bộ kiểu Bắc Âu là bài tập giúp rèn luyện cơ thể, tốt cho tim và cải thiện sức khỏe.

Loại đậu mà đông y gọi là “thịt xanh”, vừa ngon vừa bổ không kém nhân sâm

11/07/2024 09:56 Sáng

Loại đậu này là nguồn cung cấp đa dạng các khoáng chất và vitamin, bạn nên bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn uống.

Top 10 loại nước ép uống rất ngon nhưng làm tăng đột biến lượng đường trong máu, cái cuối sẽ khiến bạn bất ngờ!

04/07/2024 08:13 Sáng

Nước ép trái cây từ lâu được nhiều người coi là loại thức uống bổ dưỡng, tuy nhiên, một số loại trong số đó có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng chóng mặt.

Salonpas HCMC Marathon lần thứ 9 tiếp lửa cho phong trào chạy bộ

14/04/2022 02:19 Chiều

Giải đấu với truyền thống lâu đời nhất tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ chính thức khai mạc vào ngày 16/4/2022. Các cự ly và đường chạy cùng nhiều điều mới mẻ được giới thiệu đến cho người chạy bộ nhằm cỗ vũ tinh thần thể thao và lối sống tích cực tại thành phố năng động nhất Việt Nam.

Đối tác