Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đi xuống trong năm 2022

13/01/2022 02:23 Chiều

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đi xuống rõ rệt trong năm 2022 trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp và chuỗi cung ứng chưa hồi phục.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu, WB dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống còn 4,1% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021, thậm chí có thể giảm tiếp xuống còn 3,2% trong năm tới khi mà các chính phủ thu hẹp chương trình hỗ trợ tài chính và tiền tệ vốn được ban hành trong thời gian đại dịch.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 và 2022 thấp hơn 0,2% so với báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mà WB công bố hồi tháng 6 năm ngoái. Dự kiến, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong bản báo cáo công bố vào ngày 25/1 tới.

Dự báo tăng trưởng kinh tế mới nhất của WB đã đề cập đến sự hồi phục mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển năm 2021 sau khi sụt giảm vào năm 2020. Tuy nhiên, WB cảnh báo lạm phát kéo dài, các vấn đề về chuỗi cung ứng và lực lượng lao động cùng với sự xuất hiện của các biến thể mới có khả năng cản đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Theo TTXVN, ông Ayhan Kose, quan chức WB cho rằng tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới đang chậm lại rõ rệt trong khi chính phủ các nước có kế hoạch thu hẹp chương trình hỗ trợ và có nhiều rủi ro đối với kinh tế thế giới. Ông nêu rõ sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron cho thấy tình trạng gián đoạn tiếp diễn và việc hệ thống y tế bị quá tải do số ca mắc gia tăng có nguy cơ khiến dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm thêm 0,7%.

Báo cáo của WB dự đoán tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm xuống còn 3,8% trong năm nay, thấp hơn so với mức 5% trong năm ngoái và có thể giảm mạnh xuống còn 2,3% trong năm 2023. Tuy nhiên, WB cho rằng sản lượng và hoạt động đầu tư của những nền kinh tế này sẽ trở lại xu hướng trước đại dịch vào năm 2023.

Xét theo từng quốc gia, WB đã hạ tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2021 xuống còn 5,6% và dự báo mức này sẽ giảm tiếp trong năm 2022 và 2023, lần lượt xuống còn 3,7% và 2,6%. Trong khi đó, tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong năm 2021 là 1,7%, thấp hơn 1,2% so với dự báo hồi tháng 6 năm ngoái, song sẽ tăng lên 2,9% trong năm nay.

Theo báo cáo, Trung Quốc dự kiến đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2021, thấp hơn 0,5% so với dự báo trước. WB cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chậm lại, ở mức 5,1% trong năm 2022 và 5,2% trong năm tiếp theo.

Đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, WB dự báo tốc độ tăng trưởng của những nước này sẽ chậm lại ở mức 4,6% trong năm 2022, thấp hơn so với 6,3% của năm 2021 và tiếp tục giảm xuống còn 4,4% trong năm 2023.

WB cũng lưu ý rằng lạm phát gia tăng, vốn ảnh hưởng nặng nề đến người lao động có thu nhập thấp, đã ghi nhận ở mức cao nhất kể từ năm 2008 tại các nền kinh tế phát triển và cao nhất kể từ năm 2011 ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

Theo Baodansinh.vn

Cùng chuyên mục

Giá vàng ngày 15/10/2021: Không ngừng tăng cao

15/10/2021 04:48 Chiều

Giá vàng thế giới ngày 15/10, tính đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.795 USD/ounce - tăng 4 USD/ounce.

Thúc đẩy thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất trong cả nước

22/08/2022 11:23 Chiều

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 258/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về thúc đẩy triển khai thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 4/1/2022: USD bất ngờ tăng mạnh

04/01/2022 08:27 Sáng

Đồng USD tăng giá khi tâm lý thị trường lạc quan đã thúc đẩy cổ phiếu châu Âu và lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2022.

Sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi đúng trọng tâm, hiệu quả, không dàn trải

10/04/2022 08:08 Chiều

Ngày 10/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện 310/CĐ-TTg về việc phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước năm 2021.

Bất động sản và câu chuyện tài sản thế chấp ngân hàng

21/04/2022 09:23 Chiều

Trước mắt các ngân hàng vẫn phải sử dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo nợ vay, nhưng cần phải sát sao kiểm tra tài sản để tránh những tranh chấp không đáng có... Theo một lãnh đạo ngân hàng, trong hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo nợ vay rất đa dạng, có thể dùng BĐS, nhà xưởng, doanh số bán hàng…

Đối tác