Tích Hợp, Tối Ưu Hóa và Bền Vững là ba yếu tố định hình “Tương lai của ngành Bất động sản Việt Nam”

08/04/2022 07:49 Chiều

Ngày 07/4/2022, JLL Việt Nam và IFC đồng tổ chức sự kiện “Tương lai của ngành Bất động sản Việt Nam”. Sự kiện đã vinh dự được Bộ Xây dựng thông qua với sự tham dự của nhiều diễn giả và khách mời đặc biệt.

Phát biểu tại buổi Hội thảo, ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường cho biết: “Năm 2020, dự án nhà ở thương mại, trên cả nước có 743 dự án với trên 232.000 căn hộ được cấp phép, trong đó có 288 dự án với trên 57 ngàn căn hộ đã hoàn thành. Cũng đến cuối năm 2020, cả nước đã hoàn thành 256 dự án nhà ở xã hội tại khu vực đô thị với quy mô hơn 104.000 căn, với tổng diện tích hơn 5,2 triệu m2. Trên cả nước, đang tiếp tục triển khai 264 dự án, với quy mô gần 220.000 căn, với tổng diện tích khoảng 11 triệu m2. Diện tích nhà ở bình quân năm 2020 là 25m2/người.

Với những thay đổi tích cực trong quý 1/2022 vừa qua, những yếu tố nào sẽ định hình “Tương lai của ngành Bất động sản Việt Nam”?

  • Tích hợp: Sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực sẽ được tích hợp đầy đủ với công nghệ, dịch vụ và một loạt các không gian được kết nối hiệu quả để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của người dùng.
  • Tối ưu hóa: Chủ nhà và người thuê bất động sản đang nhắm tới việc gia tăng mức độ linh hoạt trong việc sử dụng không gian, kết hợp sống, làm việc và vui chơi nhằm tối ưu hóa không gian trải nghiệm của người dùng cuối.
  • Tính bền vững: Xu hướng phát triển bền vững đang diễn ra sẽ dẫn đến việc bất động sản phải tích hợp yếu tố tiết kiệm năng lượng với mục tiêu thu hút nhóm khách thuê quan tâm đến yếu tố sức khỏe và sẵn sàng chi trả để có được môi trường sống và làm việc “xanh”.

Ông Paul Fisher – Tổng Giám đốc JLL Việt Nam cho biết: Sau đại dịch Covid-19, xu hướng bền vững sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy ngành bất động sản của Việt Nam. Cùng với việc tập trung nhiều hơn vào phúc lợi và sức khỏe của con người, tính bền vững đã trở thành một động lực trong việc đưa ra quyết định của các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Covid-19 đã làm gia tăng tầm quan trọng của các mục tiêu về môi trường, xã hội và quản trị. Các cơ quan quản lý đang khuyến khích các công ty đánh giá chặt chẽ hơn các tác động môi trường của doanh nghiệp. Mặt khác, các bên cho vay đang đánh giá ngày càng chặt chẽ hơn lượng khí thải carbon trong các khoản đầu tư.

Nguyễn Thanh

Cùng chuyên mục

Bộ Kế hoạch & Đầu tư dự kiến 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế đến năm 2023

25/07/2022 04:53 Chiều

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư xây dựng dự thảo Đề án Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn, dự kiến lấy ý kiến và báo cáo Thường trực chính phủ trong tháng 7.

BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tăng cường hợp tác

10/10/2021 07:13 Sáng

Ngày 7/10/2021, đại diện Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam (AFD Việt Nam) và BIDV đã có buổi làm việc nhằm tăng cường hợp tác thực hiện các dự án nguồn vốn AFD tại Việt Nam, đặc biệt là triển khai Hạn mức tín dụng xanh SUNREF để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

Giá vật liệu xây dựng tăng cao

04/04/2022 08:53 Chiều

Thống kê trong 3 tháng đầu năm 2022 của các hiệp hội cho thấy, một số loại vật liệu xây dựng (VLXD) liên tục tăng giá, trong đó một số mặt hàng có mức tăng vượt đỉnh.

Kinh tế – xã hội tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực

04/05/2022 06:39 Sáng

Tháng 4 và 4 tháng đầu năm, kinh tế - xã hội cả nước tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, nhiều lĩnh vực đạt mức tốt hơn cả những năm trước đại dịch.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đi xuống trong năm 2022

13/01/2022 02:23 Chiều

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đi xuống rõ rệt trong năm 2022 trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp và chuỗi cung ứng chưa hồi phục.

Đối tác