Giảm thiểu chi phí thức ăn để bảo toàn lợi nhuận ngành chăn nuôi

08/05/2022 08:18 Chiều

Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao thì việc dùng thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước sẽ là giải pháp giúp hạ giá thành sản phẩm. Để giảm sự lệ thuộc vào nguồn ngô nhập khẩu, Việt Nam có thể tăng thêm diện tích ngô trong nước trên những diện tích lúa kém hiệu quả tại vùng đồng bằng sông Hồng.

Trên 10 lần điều chỉnh tăng, giá thức ăn chăn nuôi liên tiếp xác lập mặt bằng giá mới, cao hơn 30 đến 40% so với năm 2020. Ngành chăn nuôi đứng trước nguy cơ giảm đàn.

Vậy làm thế nào để giảm chi phí đầu vào, duy trì lợi nhuận cho người chăn nuôi?

Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá thức ăn chiếm tới 65 – 70% giá thành trong chăn nuôi. Do đó, trong bối cảnh giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao thì việc dùng thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước sẽ là giải pháp giúp hạ giá thành sản phẩm.

nuoi2050522-165176890612898949-9960-6090

Ảnh: TTXVN

Tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có làm thức ăn chăn nuôi

Thay vì dùng ngô nhập khẩu nhiều hộ chăn nuôi dùng ngô ngay trong nước tại địa phương, thay vì cám mì họ thay thế bằng cám gạo, ngoài ra họ dùng thêm cá rôphi, cá mè lên men thự nhiên thay vì dùng bột cá. Các nguyên liệu như ngô, cám gạo, cá ủ, bã bia luôn sẵn sàng trong kho để giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn nhập khẩu.

Theo các hộ chăn nuôi, thời điểm đầu tháng 5 này, hàng loạt công ty lại tiếp tục điều chỉnh tăng giá thức ăn chăn nuôi, đây đã là lần tăng giá thứ 13 đến 14 của nhiều doanh nghiệp kể từ cuối năm 2020 đến nay. Áp lực lên các hộ chăn nuôi là không nhỏ, việc tận dụng các nguồn nguyên liệu ngay tại địa phương là cách mà nhiều hộ chăn nuôi đang cố gắng duy trì sản xuất và lợi nhuận của mình.

Mỗi năm Việt Nam cần khoảng 33 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng nguồn nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn chiếm 40%, còn lại phần lớn là phải nhập khẩu.

Do đó, khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới như ngô, lúa mì, khô đậu tương tăng mạnh trong thời gian qua thì ngay lập tức giá thành thức ăn chăn nuôi trong nước buộc phải tăng lên. Trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi trong thời gian tới, ngành nông nghiệp cũng định hướng từng bước chủ động và phát triển ngành nguyên liệu trong nước bằng một loạt những giải pháp đồng bộ.

Dần chủ động nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước

Mỗi năm Việt Nam cần gần 14,3 triệu tấn ngô để làm thức ăn chăn nuôi, nhưng hiện nay phải nhập tới 67% con số trên. Theo đại diện Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, để giảm sự lệ thuộc vào nguồn ngô nhập khẩu, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng thêm diện tích ngô trong nước trên những diện tích lúa kém hiệu quả tại vùng đồng bằng sông Hồng, hay dùng thóc dồi dào thay cho ngô làm thức ăn cho lợn và gà cũng khá hiệu quả.

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 4,5 triệu tấn cám gạo, 43 triệu tấn rơm và hàng triệu tấn phế phụ phẩm khác từ hoạt động sản xuất nông nghiệp mà chưa được tận dụng làm chế biến thức ăn chăn nuôi. Thời gian tới cần đẩy mạnh nghiên cứu các công thức phối trộn phù hợp, hình thành thị trường phế phụ phẩm, hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn.

Ngoài ra, trong thời gian tới, ngành chăn nuôi cũng sẽ từng bước điều chỉnh lại cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng chăn nuôi gia súc ăn cỏ, giảm chăn nuôi lợn, gia cầm, cũng là giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra để chủ động nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, tuy nhiên, thời gian tới các cơ quan chức năng, các địa phương cần đẩy mạnh đưa những giải pháp trên vào thực tế càng nhanh càng tốt vì giá thức ăn chăn nuôi hiện đang tạo áp lực không nhỏ tới bà con chăn nuôi, dẫn tới hiện tượng giảm đàn đang tái diễn tại nhiều địa phương.

Theo VTV

Cùng chuyên mục

8 tháng, Việt Nam “hút” đầu tư từ 94 quốc gia và vùng lãnh thổ

30/08/2022 01:20 Chiều

8 tháng năm 2022, Việt Nam thu hút đầu tư từ 94 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với tổng vốn đăng ký đạt 16,8 tỷ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước

31/10/2022 04:51 Chiều

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 312,82 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong 10 tháng năm 2022 có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 64,1%).

Tín dụng bất động sản: Không thắt nhưng phải chặt

16/06/2022 08:30 Chiều

Để phòng ngừa rủi ro, NHNN đưa ra một số những biện pháp để kiểm soát như các khoản tín dụng cho vay đối với kinh doanh bất động sản phải có hệ số điều chỉnh rủi ro là 200%. Chênh lệch kỳ hạn và lãi suất giữa nguồn vốn với cho vay bất động sản đang là rủi ro lớn đối với các ngân hàng. NHNN lưu ý các khoản vay có tài sản đảm bảo bằng bất động sản phải thường xuyên đánh giá lại để nhận diện những rủi ro của khoản vay đó.

Ngân hàng triển khai thêm kênh bán vàng trực tuyến

12/06/2024 03:58 Chiều

Khách hàng có thể đăng ký mua vàng miếng SJC theo địa điểm mong muốn và được xác nhận lịch hẹn rõ ràng mà không cần phải đến trực tiếp để xếp hàng và lấy số giao dịch.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022

13/08/2022 12:29 Sáng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 241/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại buổi làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc Tổ công tác số 4 để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Đối tác