TPHCM dự kiến tăng học phí gấp 5 lần: Tăng học phí có tăng chất lượng giáo dục?

19/05/2022 03:04 Chiều

Chiều 18/5, trao đổi với Tiền Phong, ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) cho rằng, dự thảo mức học phí có quan điểm là lấy mức thấp nhất trong khung quy định chứ không thể thấp hơn.

Theo ông Bình, lẽ ra TPHCM phải xây dựng khung học phí từ năm 2021 đến năm 2025 nhưng do năm qua TPHCM bị ảnh hưởng nặng từ dịch COVID-19 nên Ban đề nghị Sở GD&ĐT trình đề xuất tăng học phí một năm học. Vì vậy, năm nay, sở tiếp tục trình mức học phí cho năm học tới theo đúng quy định. Đồng thời, Ban Văn hóa – Xã hội (HĐND TPHCM) cũng đề nghị Sở GD&ĐT phải nghiên cứu, đánh giá lại tác động đến xã hội.

 TPHCM dự kiến tăng học phí gấp 5 lần: Tăng học phí có tăng chất lượng giáo dục?  - Ảnh 1.

TPHCM dự kiến tăng học phí năm học 2022- 2023 cao nhất gấp 5 lần

Ông Bình cũng kỳ vọng khung học phí mới sẽ giúp chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao hơn, đội ngũ giáo viên được chăm lo tốt hơn. “Theo tôi, học phí tăng sẽ tăng thêm nguồn để đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi hoặc phụ đạo cho những học sinh còn yếu kém với mục đích cuối cùng là ngày càng kéo giảm việc các em phải học thêm. Từ đó, từng bước hướng tới chỉ còn một khoản thu chính thống trong trường học chứ không phải nhiều khoản như hiện nay” – Trưởng ban Văn hóa – Xã hội Cao Thanh Bình chia sẻ.

Tuy nhiên, theo ông Bình, để hạn chế gánh nặng cho phụ huynh từ việc tăng học phí, Ban Văn hóa – Xã hội sẽ cùng với ngành giáo dục tiếp tục tăng cường giám sát, quản lý việc thực hiện thu chi tại các trường để làm sao đúng quy định, không xảy ra tình trạng lạm thu. Những khoản nào các trường thu xếp được thì không nên thu của phụ huynh. Và nhất là trong thời điểm khó khăn như hiện nay, các trường không nên tăng các khoản thu khác.

Với học sinh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, diện chính sách, TP đều thực hiện miễn, giảm học phí theo quy định. Các địa phương, các đơn vị giáo dục, hội đoàn cũng có nhiều chương trình an sinh xã hội, học bổng hỗ trợ trực tiếp cho học sinh để đảm bảo không có bất kỳ học sinh nào phải nghỉ học vì khó khăn.

Cũng theo ông Bình, trong thời gian tới, Ban Văn hóa – Xã hội cũng sẽ làm việc với các cơ quan liên quan, trong đó có Sở GD&ĐT để lắng nghe đồng thời yêu cầu phải nghiên cứu, đánh giá lại tác động đến xã hội, tính toán lại dự toán thu chi. “Hiện đây cũng chỉ đang dự thảo, Sở chưa trình UBND TP để phê duyệt. Tuy nhiên, việc tăng học phí theo dự thảo là thực hiện đúng luật và hiện đang ở mức thấp nhất trong khung”, ông Bình nói.

Trước đó, như Tiền Phong thông tin, Sở GD&ĐT TPHCM đã công bố dự thảo Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022-2023. Nghị quyết được xây dựng theo khung học phí mới theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ và đang được gửi đến các cơ quan liên quan để góp ý, thời hạn đến ngày 20/5.

Theo dự thảo này, ngoài học sinh ở bậc tiểu học không bị thu học phí, thì học phí của các bậc học khác tại thành phố đều tăng so với mức hiện tại.

Cụ thể, TP sẽ thu học phí theo hai nhóm. Nhóm 1 (thành thị) áp dụng cho học sinh (HS) ở các quận và TP Thủ Đức. Nhóm 2 (nông thôn) dành cho HS tại các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Trong đó, với các trường học thuộc nhóm 1, TP sẽ áp dụng thu mức chung mới là 300.000 đồng/HS/tháng. Với nhóm 2 sẽ có ba mức thu, nhà trẻ và mẫu giáo không tăng, vẫn lần lượt là 120.000 đồng/tháng và 100.000 đồng/tháng; bậc THCS và giáo dục thường xuyên (GDTX) THCS tăng 70.000 đồng lên 100.000 đồng/tháng; khối THPT và GDTX THPT tăng thêm 100.000 đồng thành 200.000 đồng/tháng.

Như vậy, ở cả hai nhóm, khối THCS và GDTX THCS có mức tăng học phí cao nhất. Trong đó, ở nhóm 1, học sinh sẽ có thể đóng mức học phí mới cao gấp năm lần mức hiện hành.

Theo lý giải của Sở GD&ĐT TPHCM, sở dĩ có sự chênh lệch mức thu học phí là do trước đây, thành phố luôn duy trì mức học phí thấp, không tăng trong suốt 6 năm qua. Còn với bậc trung học cơ sở, bắt đầu từ năm 2019, TPHCM áp dụng việc giảm học phí ở bậc trung học cơ sở, nên bậc học này có sự chênh lệch lớn nhất khi bị đề nghị tăng học phí. Sở này cũng cho biết thêm, mỗi năm, thành phố dành 20% ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, việc này chỉ đảm bảo cơ bản về chế độ cho đội ngũ, tỷ lệ đầu tư cho cơ sở vật chất, hoạt động chuyên môn rất khiêm tốn, phải giải quyết từ học phí mới có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển.

Cũng theo dự thảo này, bắt đầu từ năm học 2023-2024, căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, UBND TPHCM sẽ trình Hội đồng nhân dân thành phố mức thu học phí cụ thể. Mức thu năm sau sẽ tăng không quá 7,5% so với năm trước, không vượt mức trần theo quy định. Dự thảo này nếu được thông qua thì sẽ áp dụng ngay trong năm học 2022-2023.

Theo Nguyễn Dũng (Tiền phong)

Cùng chuyên mục

Vòng Chung kết cuộc thi “Lắp ráp và lập trình Robot dành cho học sinh – MYOR 2023”

13/06/2023 08:32 Sáng

Ngày 12/6, tại TP.HCM diễn ra vòng Chung kết Cuộc thi Lắp ráp và Lập trình Robot dành cho học sinh - MYOR lần 6 năm 2023. Đây là cuộc tranh tài của 186 thí sinh, ứng với 101 đội thi đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các trường học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Hội thảo Đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học tại TP.HCM

10/09/2022 06:21 Chiều

Ngày 09/09/2022 tại trường ĐH Hoa Sen đã diễn ra Hội thảo Đào tạo Thương mại Điện tử (TMĐT) các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hợp tổ chức.

Hôm nay, thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học

18/07/2024 02:57 Chiều

Từ hôm nay (ngày 18/7), Hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm mầm non.

Rà soát hoạt động thực tế các trung tâm ngoại ngữ

24/10/2021 07:38 Sáng

Trước tình trạng nhiều trung tâm ngoại ngữ bất ngờ đóng cửa khiến học viên lao đao, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị các địa phương rà soát thông tin hoạt động giáo dục thực tế của các trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn.

Tạp chí ‘Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á’ xếp hạng Q1 chuẩn Scopus

11/05/2023 03:04 Sáng

Sau một năm được công nhận nằm trong danh mục Scopus, Tạp chí 'Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á' (JABES) đã được xếp hạng phân vị cao nhất Q1 cho mảng Kinh tế, Kinh tế lượng và Tài chính, theo công bố của Scimago Journal & Country Rank.

Đối tác