Hơn 5.500 ca tay chân miệng, cảnh báo dịch gia tăng

23/05/2022 09:07 Chiều

Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ.

Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng. Theo Bộ Y tế, trên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2022 đến nay cho thấy cả nước đã ghi nhận 5.545 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 1 trường hợp tử vong tại Bình Thuận.

So với cùng kỳ năm 2021, số mắc giảm 83,3%, tử vong giảm 9 trường hợp. Tuy nhiên, số mắc có xu hướng gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng.

Bộ Y tế nêu rõ bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm, lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 9 – 11 hằng năm.

Dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên; việc giao lưu đi lại, thể thao, du lịch… gia tăng trở lại sau khi đã kiểm soát dịch Covid-19 và hiện chưa có vaccine phòng bệnh.

Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh trên địa bàn, tập trung vào các vùng có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch.

Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

Từ đầu năm 2022 đến nay cả nước đã ghi nhận 5.545 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng.

Từ đầu năm 2022 đến nay cả nước đã ghi nhận 5.545 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng.

Tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, bố trí khu điều trị riêng cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế người nhà vào thăm bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.

Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.

Các địa phương chuẩn bị kinh phí, thuốc, phương tiện, vật tư, hóa chất cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân và đáp ứng các tình huống dịch bệnh.

Sở GD&ĐT chủ động phối hợp với ngành Y tế để tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh trong trường học…

Cơ sở thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Thường xuyên vệ sinh mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

Theo baodansinh.vn

Cùng chuyên mục

Làm gì để tránh bị ốm trong thời tiết giao mùa

24/10/2022 04:12 Chiều

Bổ sung vitamin D, C kết hợp lối sống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên giúp bạn có sức đề kháng tốt hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ: Nguy cơ cao xâm nhập và gây bệnh ở nước ta

04/08/2022 06:40 Chiều

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ đầu năm đến cuối tháng 7, thế giới đã ghi nhận hơn 21.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (trong đó có 7 trường hợp tử vong) tại gần 80 quốc gia.

Các nhà khoa học đã tìm ra “thực đơn trường thọ”, liệu bạn có dám tuân theo?

10/05/2022 08:33 Chiều

Rốt cuộc thì bạn sẽ chọn ăn ngon hay sống lâu hơn?

TP Hồ Chí Minh: Xuất hiện biến thể phụ XBB.1.5, ca mắc Covid-19 tăng nhẹ

17/04/2023 11:33 Chiều

Tiến hành giải trình tự gen các mẫu bệnh phẩm của những bệnh nhân Covid-19 từ ngày 11/01/2023 đến 20/03/2023, kết quả có 05 mẫu được giải mã thành công, trong đó, có 02 chủng thuộc biến thể phụ BA.5 (2/5, 40%), 1 mẫu BA.2.75 (1/5, 20%), 1 mẫu XBB.1 (1/5, 20%) và 1 mẫu XBB.1.5 (1/5, 20%).

Thưởng thức bữa ăn lành mạnh với thực phẩm và đồ uống từ Nga

25/06/2021 02:07 Chiều

Các nhà khoa học khuyến cáo những người ăn chay nên thường xuyên bổ sung sản phẩm từ kiều mạch, yến mạch trong chế độ ăn uống của mình bởi các sản phẩm này giàu giá trị dinh dưỡng, cung cấp lượng lớn protein, vitamin, khoáng vi lượng, mang đến cho sức khỏe và sự tiện lợi cho người dùng.

Đối tác