Đề xuất giảm 1.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường đối với xăng

20/06/2022 06:48 Chiều

Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình UBTVQH điều chỉnh mức thuế BVMT đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022 như sau:

– Xăng: Giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít.

– Nhiên liệu bay: Giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít.

– Dầu diesel: Giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít.

– Dầu mazut, dầu nhờn: Giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít.

– Mỡ nhờn: Giảm từ 1.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg.

– Dầu hỏa: Giữ mức 300 đồng/lít vì đây là mức sàn trong khung mức thuế.

Từ ngày 01/01/2023, mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của UBTVQH.

Trường hợp Nghị quyết được ban hành trong tháng 7/2022, đề nghị hiệu lực thi hành của Nghị quyết kể từ ngày 01/8/2022 để đảm bảo việc triển khai thực hiện.

Mỗi tháng ngân sách giảm thu khoảng 1.400 tỷ đồngĐánh giá tác động của dự thảo Nghị quyết, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, các hoạt động kinh tế – xã hội đã chuyển về trạng thái như trước khi xảy ra dịch COVID-19. Do đó, dự kiến sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2022 tương đương như thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19 là năm 2019.

Với dự kiến sản lượng tiêu thụ như vậy, nếu áp dụng chính sách giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đề xuất nêu trên thì ước giảm thu NSNN bình quân một tháng (đã bao gồm cả phần giảm thuế GTGT) là khoảng 1.400 tỷ đồng/tháng.

Trường hợp Nghị quyết được ban hành trong tháng 7/2022 và có hiệu lực từ ngày 01/8/2022 thì ước giảm thu NSNN (đã bao gồm cả phần giảm thuế GTGT) là khoảng 7.000 tỷ đồng.

Thuế BVMT là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường, nên chi phí thuế BVMT sẽ được chuyển vào giá thành sản phẩm, hàng hóa và người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế BVMT. Việc điều chỉnh giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn kịp thời trong bối cảnh giá xăng dầu đang ở mức cao được xem là giải pháp hiệu quả để giảm chi phí thuế trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu, từ đó có tác động tức thì trong việc giảm giá bán lẻ xăng dầu.

Việc tăng, giảm giá xăng dầu nói chung sẽ tác động đến sản xuất và tiêu dùng trong nước. Đồng thời, sự thay đổi về giá của mặt hàng này sẽ kéo theo sự biến động nhất định về giá của các mặt hàng khác, thể hiện qua sự thay đổi của chỉ số CPI, cụ thể: Việc giảm thuế BVMT đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ góp phần làm giảm giá bán lẻ xăng, dầu, mỡ nhờn, từ đó góp phần hạn chế sự gia tăng chi phí sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm và góp phần ổn định lạm phát.

Theo baodansinh.vn

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 32 tỷ USD

01/08/2022 10:40 Chiều

Bộ NN&PTNT cho biết, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản (NLTS) ước gần 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.

Giá xăng có thể tiếp tục tăng vào ngày 1/3?

28/02/2022 10:10 Sáng

Dự kiến, giá xăng từ ngày 1/3 sẽ tiếp tục tăng do xung đột Nga - Ukraine leo thang. Nếu cơ quan quản lý không tác động đến quỹ bình ổn và thuế phí, giá xăng có thể tăng 200-300 đồng/lít.

Khai mạc diễn đàn Dịch vụ tài chính và Ngân hàng mở 2022

18/06/2022 10:59 Chiều

Ngày 17/6 tại TP.HCM, Diễn đàn Dịch vụ Tài chính & Ngân hàng mở 2022 chính thức khai mạc với chủ đề "Phát triển Hệ sinh thái Tài chính số tại Việt Nam - Thích ứng linh hoạt, tăng trưởng và bứt phá". Sự kiện do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế tại Việt Nam (IDG Việt Nam) phối hợp cùng Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam đồng tổ chức.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8/2021 giảm 7,4% so với cùng kỳ

07/09/2021 04:33 Chiều

Do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2021 ước tính giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 2,4%; ngành chế biến, chế tạo giảm 9,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,5%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,2%, theo Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2021 của Bộ Công Thương.

Đối tác