Sản xuất công nghiệp đang phục hồi mạnh mẽ

16/07/2022 11:43 Chiều

Qua 6 tháng đầu năm 2022, quy mô sản xuất công nghiệp nhanh chóng phục hồi và tiếp tục mở rộng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 8,48%… Bởi vậy, có thể thấy rằng sản xuất công nghiệp là một điểm sáng của ngành Công Thương.

Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục mở rộng với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%. Trong phạm vi cả nước, có tới 61/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng và nhiều địa phương tăng ở mức rất cao, như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Bình Phước…

du-kien-se-khong-cao-1657870442.jpg
Ngành khai khoáng Việt Nam đang có sự trở lại ấn tượng.

Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành Công Thương sáng 14/7, ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương cho biết, tình hình sản xuất công nghiệp trong nước đã có những bước hồi phục mạnh mẽ, từng bước khắc phục và nối lại được các chuỗi cung ứng trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với sản lượng sản phẩm và số lượng đơn hàng mới đều gia tăng.

Do vậy, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48%, tăng cao hơn so với mức tăng chung của nền kinh tế (tăng 6,42%) và tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (6 tháng 2021 tăng 5,74%).

Tuy vậy, ông Ngô Khải Hoàn cũng thừa nhận, sản xuất công nghiệp trong nước vẫn có những hạn chế, khó khăn nhất định với các “điểm nghẽn,” mặc dù đã từng bước được khắc phục nhưng còn chậm, chưa mang tính đột phá, gồm 4 điểm nghẽn chính như: Nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI; Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao.

Bên cạnh đó, các công đoạn có giá trị gia tăng cao như sản xuất nguyên phụ liệu, thiết kế, marketing vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI nắm giữ; Năng lực của các doanh nghiệp còn ở mức thấp, năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn rất hạn chế; Trình độ công nghệ còn chậm được cải thiện trong thời gian gần đây, mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong nước đối với cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn còn ở mức thấp.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, từ đầu năm, Cục Công nghiệp đã tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm. Các công tác chuyên môn thường xuyên được tiến hành hiệu quả, bảo đảm tiến độ được giao theo chỉ đạo của các cấp, trong đó, chú trọng công tác bảo đảm và tháo gỡ các khó khăn trong việc khôi phục hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp và các dự án sản xuất công nghiệp lớn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp ở nhiều nước trong khu vực cũng như căng thẳng, xung đột về chính trị-kinh tế thế giới.

Để hỗ trợ lĩnh vực này, Cục Công nghiệp được lãnh đạo Bộ giao xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp. Hồ sơ đã được Chính phủ thông qua chủ trương và Chính phủ cũng đã thông qua các chính sách dự kiến quy định tại Dự án Luật và đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng Luật năm 2023. Hiện tại, Cục Công nghiệp hiện đang tiến hành tiếp thu ý kiến thẩm tra của các cơ quan Quốc hội để báo cáo lại Thủ tướng trong tháng 7/2022.

nganh-cong-nghiep-che-bien-che-tao-cua-ha-noi-tang-truong-78-1657870442.jpg
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Hà Nội tăng trưởng 7,8%.

Cục được giao xây dựng 2 Nghị định và đã hoàn thiện trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Nghị định sửa đổi Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 67/2013 về kinh doanh thuốc lá, trong đó có xem xét chính sách quản lý Nhà nước đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với mặt hàng này. Hiện Cục đang đôn đốc và tiếp thu ý kiến các bộ, ngành để trình Chính phủ trong tháng 7/2022.

Cục Công nghiệp đã hoàn thiện trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ từ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, làm căn cứ để phát triển ngành công nghiệp vật liệu, tạo tiền đề để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nền tảng.

Hoàn thiện trình Chính phủ xem xét, phê duyệt đối với Chiến lược phát triển ngành Dệt may và da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035; Tham mưu lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng chấp thuận chủ trương xây dựng Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2050.

Trong 6 tháng cuối năm, Cục Công nghiệp xác định tiếp tục tập trung triển khai 4 nhiệm vụ lớn. Trong đó khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật phát triển công nghiệp để báo cáo Thủ tướng trong tháng 7/2022, trình Quốc hội dự án Luật phát triển công nghiệp vào năm 2023. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Văn phòng Chính phủ để đôn đốc trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét thông qua, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, chiến lược đã trình…

Ông Ngô Khải Hoàn cũng kiến nghị lãnh đạo các địa phương chủ động, phối hợp với Cục xây dựng các chương trình phát triển công nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi thế, tích hợp vào quy hoạch tỉnh đang được lập.

Theo Tùng Dương/Tạp chí Năng Lượng Mới

Cùng chuyên mục

Giúp tiểu thương bán hàng trên thương mại điện tử

08/07/2021 09:08 Sáng

Trong bối cảnh hàng loạt chợ truyền thống đóng cửa để phòng dịch, giải pháp hỗ trợ tiểu thương tiếp cận kênh online đang được tính đến. Đây là đề xuất vừa được Hội Quảng cáo TP HCM và Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) gửi lên Sở Công Thương khi đến nay (7/7), ba chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức và hơn 100 chợ truyền thống ở TP HCM đã đóng cửa.

Manulife Việt Nam tiếp tục dẫn đầu ngành bảo hiểm trong bảng xếp hạng ‘Top 100 Nơi làm việc tốt nhất’

15/11/2022 01:14 Chiều

Manulife Việt Nam vừa đạt danh hiệu dẫn đầu ngành bảo hiểm trong khảo sát thường niên ‘Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2022’ do Anphabe tổ chức. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Manulife chinh phục được thành tích này.

Phó Thống đốc: ‘NHNN không siết tín dụng bất động sản, chứng khoán’

29/05/2022 08:52 Chiều

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định, NHNN chưa bao giờ đưa thông điệp siết tín dụng vào bất động sản, chứng khoán. Xuyên suốt quan điểm của đơn vị này là kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, trong đó có một số phân khúc của bất động sản và chứng khoán.

Áp lực lạm phát vì giá hàng hóa tăng gần 50%; tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 0,5%

17/03/2022 07:33 Sáng

Theo Nikkei Asia, giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, tốc độ nhanh nhất trong gần 3 thập kỷ qua, khiến đà phục hồi kinh tế chững lại, gây áp lực lớn lên lạm phát.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng tại thị trường Hoa Kỳ

21/03/2024 03:55 Chiều

Vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính lần thứ 19 (POR19) với mức thuế chống bán phá giá POR19 giảm đáng kể so với đợt rà soát POR18 trước đó. Đây là tín hiệu tích cực cho xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Đối tác