Lãi suất huy động – cho vay có thể tiếp tục tăng trong quý 4

07/10/2022 10:43 Chiều

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả điều tra Xu hướng kinh doanh quý 4 năm 2022 đối với toàn bộ các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Cuộc khảo sát trên được diễn ra từ ngày 25/8/2022 đến ngày 10/9/2022 trước thời điểm NHNN điều chỉnh tăng mức lãi suất điều hành.

Theo kết quả điều tra Xu hướng kinh doanh quý 4 năm 2022 đối với toàn bộ các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các TCTD kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động – cho vay tiếp tục có xu hướng tăng trong quý 4.

Tại kỳ điều tra này 31,6% TCTD cho biết, đã điều chỉnh “tăng nhẹ” lãi suất biên trong khi tiếp tục “giữ ổn định” phí dịch vụ trong Quý 3/2022.

Ảnh minh họa
Lãi suất huy động – cho vay có thể tiếp tục tăng trong quý 4. Ảnh minh họa. 

Mặt bằng lãi suất huy động- cho vay tiếp tục được các TCTD kỳ vọng xu hướng tăng trong quý 4/2022 và cả năm 2022, với 59-61% TCTD kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,37 đpt trong quý 4/2022 (chỉ có 7-9% TCTD kỳ vọng lãi suất giảm nhẹ) và 66-69% TCTD kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,56-0,57 đpt trong năm 2022 (có 8-10% TCTD kỳ vọng lãi suất giảm). Trên cơ sở đó, các TCTD dự báo cả lãi suất biên và phí dịch vụ đều có xu hướng tăng nhẹ trong quý 4/2022 và cả năm 2022.

Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 4,3% trong quý 4/2022 và tăng 10,2% trong năm 2022, điều chỉnh giảm 1,3 đpt so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước

Dư nợ tín dụng toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 4,1% trong quý 4/2022 và tăng 14,9 % trong năm 2022, xấp xỉ mức kỳ vọng ghi nhận tại kỳ điều tra trước (15%).

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý 3/2022 được các TCTD nhận định tiếp tục duy trì ở trạng thái “tốt”. Trong quý 4/2022, các TCTD dự kiến tình hình thanh khoản tiếp tục “cải thiện” nhưng chậm lại so với Quý 3/2022. Dự báo cả năm 2022, các TCTD tiếp tục kỳ vọng tình hình thanh khoản “cải thiện” so với năm 2021.

Đúng như kỳ vọng ở kỳ điều tra trước, mặt bằng rủi ro (MBRR) tổng thể của các nhóm khách hàng được các TCTD nhận định có chiều hướng giảm trong quý 3/2022. Tuy nhiên, các TCTD dự báo MBRR có thể tăng nhẹ trở lại trong quý 4/2022. Tính chung cả năm 2022, MBRR vẫn được kỳ vọng có xu hướng cải thiện rõ rệt và giảm nhẹ so với mặt bằng chung của năm 2021.

Các TCTD tiếp tục kỳ vọng lạc quan về tình hình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong các tháng cuối năm 2022.

Theo đánh giá của các TCTD, nhu cầu vay vốn, dịch vụ thanh toán và thẻ, gửi tiền của khách hàng trong quý 3/2022 tiếp tục đà phục hồi bền vững kể từ quý 4/2021 với mức cải thiện của quý sau cao hơn quý trước, trong đó nhu cầu vay vốn được nhận định cải thiện mạnh nhất. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp được nhận định ở mức cao hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và các TCTD khác.

Trên cơ sở đó, các TCTD kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng “tăng” với tốc độ mạnh hơn trong quý 4/2022 và cả năm 2022 so với kỳ trước, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “tăng” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Theo kết quả điều tra, tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong quý 3/2022 chưa được như kỳ vọng. Dự báo cho thời gian tới, 70,4-75,9% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý tới và cả năm 2022 với mức độ kỳ vọng cải thiện thấp hơn so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.

Về lợi nhuận trước thuế trong năm 2022, 88,3% TCTD dự kiến tăng trưởng dương so với năm 2021, bên cạnh đó, vẫn có 6,8% TCTD dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022 và 4,9% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Trong quý 3/2022, các TCTD tiếp tục đánh giá các nhân tố nội tại và khách quan có tác động tích cực giúp cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng hơn so với quý trước.

Theo các TCTD, trong số các nhân tố khách quan, ”Sự cạnh tranh từ các TCTD khác” tiếp tục được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của TCTD trong năm 2022, trong khi đó, “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” cùng với “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được kỳ vọng là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của TCTD.

Theo Doanhnghiephoinhap.vn

Cùng chuyên mục

BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tăng cường hợp tác

10/10/2021 07:13 Sáng

Ngày 7/10/2021, đại diện Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam (AFD Việt Nam) và BIDV đã có buổi làm việc nhằm tăng cường hợp tác thực hiện các dự án nguồn vốn AFD tại Việt Nam, đặc biệt là triển khai Hạn mức tín dụng xanh SUNREF để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

Tiền được bơm ròng trở lại, lãi suất liên ngân hàng vẫn tăng

22/07/2022 03:12 Chiều

Riêng ngày 20/7, 11.368,2 tỷ đồng được bơm ròng ra thị trường nhưng lãi suất VND vẫn tăng vọt, vượt qua cả lãi suất USD cùng kỳ hạn. Lãi suất liên ngân hàng ngày 21/7 tiếp tục có bước nhảy vọt lên mức 2,13%/năm cho kỳ hạn qua đêm

Yêu cầu điều chỉnh lãi suất gói vay 120.000 tỷ để thúc đẩy nhà ở xã hội

07/08/2024 08:11 Chiều

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, hiện 34 tỉnh đã công bố 78 dự án đủ điều kiện vay. Ngân hàng đã giải ngân 1.344 tỷ đồng, Chính phủ yêu cầu điều chỉnh lãi suất để thúc đẩy nhà ở xã hội.

Tăng trưởng tín dụng Đông Nam bộ thấp hơn cả nước

11/05/2023 06:49 Chiều

Ngày 11/5, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các tỉnh vùng Đông Nam bộ tổ chức hội nghị ngành ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh nhằm tập trung các giải pháp tiền tệ tín dụng hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế trong vùng.

Giá vàng biến động mạnh không lường trước được

19/06/2024 02:03 Chiều

Ngày 16/6, thị trường vàng chứng kiến sự biến động đáng kể, khiến các nhà phân tích và chuyên gia khó có thể dự đoán xu hướng tuần tới.

Đối tác