Vòng Chung kết Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Euréka lần thứ 24

26/11/2022 02:16 Chiều

Sáng ngày 25/11/2022 tại hội trường Trần Hưng Đạo – cơ sở HungHau Campus – Trường Đại học Văn Hiến đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Euréka lần thứ 24 – Trường Đại học Văn Hiến vinh dự là đơn vị đăng cai tổ chức chương trình này.

Giải thưởng Euréka 2022 đã thu hút 1.231 đề tài đến từ 119 trường đại học, cao đẳng, học viện trên cả nước. Các đề tại nghiên cứu khoa học của sinh viên phải trải qua vòng sơ tuyển của Hội đồng khoa học cấp trường và vòng bán kết với sự đánh giá khắt khe của Hội đồng khoa học theo từng chuyên ngành và lĩnh vực trước khi bước vào vòng chung kết.

PGS.TS. Nguyễn Minh Đức tặng hoa các thành viên Hội đồng giám khảo

Trường Đại học Văn Hiến tham dự vòng bán kết với 19 đề tài gồm: 08 đề tài thuộc lĩnh vực Xã hội & Nhân văn, 04 đề tài thuộc lĩnh vực Kinh tế và 07 đề tài thuộc lĩnh vự Giáo dục. Trong đó, có 03 đề tài được chọn vào vòng chung kết thuộc các lĩnh vực Xã hội & Nhân văn, Kinh tế, Giáo dục. Cụ thể, sinh viên Nguyễn Ngọc Ngân Tiên bảo vệ đề tài “Áp lực đồng trang lứa của sinh viên một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh”; nhóm sinh viên Phan Hoàng Hải Mi và Lý Trọng Nhân bảo vệ đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ chành xe từ TP. HCM đến miền Tây trong giai đoạn bình thường mới”; sinh viên Lê Điền Châu Anh với đề tài “University X’s English – Majored students’ perceptions of the advantages and disadvantages of learning pronunciation in MS. Teams classes”.

PGS. TS. Nguyễn Minh Đức – Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến phát biểu tại chương trình

Phát biểu tại Vòng chung kết, PGS. TS. Nguyễn Minh Đức – Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến đã nhấn mạnh, giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka đã tạo ra sân chơi khoa học đặc biệt hiệu quả, là tiền đề để các em dấn thân vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Văn Hiến nói riêng và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, học viện trên cả nước nói chung”.

Cùng ngày, Lễ ra mắt Ban chấp hành chi hội Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP. HCM tại Trường Đại học Văn Hiến nhiệm kỳ 2022 – 2027 gồm 6 thành viên là Chi hội trưởng và Chi hội phó, Ủy viên và Ủy viên Thư ký cũng đã được tổ chức. PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân – Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM cũng đã đến dự Lễ ra mắt và công bố quyết định thành lập chi hội với sự chấp thuận của Sở Nội vụ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh.

Lưu niệm giữa đại diện Tổng Lãnh sự quán các quốc gia ASEAN

Chi hội trưởng – PGS. TS Nguyễn Minh Đức – Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến cho rằng, từ khi thành lập đến nay, đặc biệt là khi Cộng đồng ASEAN được tuyên bố thành lập vào năm 2015, Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM đã tổ chức nhiều hoạt động hữu nghị góp phần xây dựng và tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa nhân dân Việt Nam, nói chung, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, nói riêng với nhân dân các nước ASEAN. Ban chấp hành chi hội cam kết sẽ cùng các thành viên trong Ban chấp hành cố gắng hoàn thành tốt phương hướng hoạt động hội trong nhiệm kỳ nhiệm kỳ I 2022 – 2027 theo đúng tinh thần của phương châm Đại hội đã đề ra, vận dụng khéo léo đường lối ngoại giao cây tre của Việt Nam vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong cộng đồng ASEAN cùng vững vàng tiến bước.”

Sự kiện Chương trình Diễn đàn Khoa học Sinh viên Quốc tế lần 6 chủ đề “Kinh tế số – Xã hội số” 2022 cũng được diễn ra trong ngày 25/11/2022.

Đến dự diễn đàn, có đại diện Tổng lãnh sự quán của 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á, 01 số chuyên gia từ Vương quốc Anh. Diễn đàn đã thu hút hơn 100 bài báo cáo của các sinh viên đến từ các quốc gia trên thế giới, Ban tổ chức chọn ra 50 bài viết hay. Tại diễn đàn sẽ thảo luận trực tiếp 05 bài tham luận theo từng chủ đề như: “Nghiên cứu tác động toàn cầu của Covid-19 đến kinh tết – xã hội”; “Nghiên cứu chính sách, pháp luật, điều hành chính phủ điện tử ở Việt Nam”; “Kinh tế số – xã hội số”; “Ứng dụng chuyển đổi số” và “Góc nhìn của sinh viên hiện nay về việc trở thành công dân toàn cầu trong xã hội số”. Đây cơ hội giao lưu, học hỏi về khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, sáng tạo giữa sinh viên Việt Nam với sinh viên nước ngoài đang sinh sống, học tập tại Việt Nam. Qua đó tăng cường giao lưu, đoàn kết sinh viên các nước trong cộng đồng ASEAN và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Diễn đàn cũng cho thấy hiệu quả thiết thực trong công tác hợp tác quốc tế và mang lại nhiều lợi ích trong công tác đào tạo sinh viên của Nhà trường.

Nguyễn Thanh

 

Cùng chuyên mục

Việt Nam cần hơn 1 triệu lao động ngành logistics

22/04/2024 05:40 Chiều

Báo cáo chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility công bố vào đầu năm 2022 cho thấy, năm 2021, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu.

TP HCM, học sinh lớp 9 và 12 có thể đến trường vào đầu tháng 12

01/11/2021 07:43 Sáng

Sở GD&ĐT TP HCM đề xuất với UBND TP cho học sinh lớp 9 và 12 đã tiêm đủ 2 mũi vaccine được đi học trực tiếp từ đầu tháng 12.

Khởi động Cuộc thi “Một ngày làm kế toán trưởng”

13/04/2022 09:25 Chiều

Cuộc thi “Một ngày làm kế toán trưởng” vừa được Trường Đại học Hoa Sen chính thức khởi động, thu hút gần 100 thí sinh từ hơn 20 trường đại học trên cả nước tham dự.

Sức mạnh của trí tuệ thông minh nhân tạo trong giáo dục

22/08/2024 01:27 Chiều

Chỉ còn hơn mười ngày nữa sẽ đến ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, vậy các phòng giáo dục hay các trường học đã chuẩn bị gì cho năm học mới? Ngày 21 tháng 8 năm 2024; phòng Giáo dục Quận Hà Đông tổ chức với sự kết hợp tới từ các chuyên gia AI cùng Công ty cổ phần công nghệ GenAi đã có buổi chia sẻ hội đàm cùng hơn 400 thầy cô trên địa bàn quận về chủ đề: “Sức mạnh của trí tuệ thông minh nhân tạo trong giáo dục”.

Trẻ bị hoãn tiêm vắc xin do sức khỏe vẫn có thể đi học trực tiếp

02/11/2021 07:24 Sáng

Chiều 1-11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM đã tổ chức họp báo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Đối tác