Được ngợi ca là một trong những nền ẩm thực đặc sắc hàng đầu Châu Á và toàn cầu, Việt Nam nổi bật với hàng trăm món ăn địa phương độc đáo mang hương vị khó quên. Thú vị hơn, dẫu ẩm thực quốc tế có du nhập nhanh chóng và lan rộng đến đâu, các món ăn và hàng quán truyền thống vẫn chiếm một vị trí khó có thể thay thế trong lòng các tín đồ ăn uống. Hơn cả hương vị thân thuộc, mỗi món ăn và không gian ẩm thực giản dị đều chứa đựng trong đó vệt ký ức của thời gian.
Bánh mì Huynh Hoa và hành trình “No, Ngon, Nhanh” hơn ba thập kỷ
Từ những năm 1989-1990, khi Sài Gòn vẫn còn hơn 70% người lao động có hoàn cảnh khó khăn đến từ tứ xứ, tiệm bánh mì Huynh Hoa nằm nép mình tại góc phố Lê Thị Riêng, Quận 1 đã bắt đầu đi vào hoạt động với mục tiêu phục vụ cho tệp khách hàng này. Thương hiệu ấp ủ tâm huyết trở thành điểm đến 3N mang ý nghĩa “No, Ngon, Nhanh” cho hàng triệu người dân ở thành phố sôi động bậc nhất phía Nam Việt Nam.
Mỗi ổ bánh mì Huỳnh Hoa đặc biệt có trọng lượng gấp đôi ổ bánh mì bình thường và có thể đủ cho hai người ăn no (Nguồn ảnh: Foody)
Tính đến nay, Huynh Hoa đã có tuổi đời hơn 30 năm và được khách trong nước lẫn nước ngoài yêu mến. Sự kết hợp của bánh mì giòn rụm hòa quyện với các nguyên liệu nhà làm như Jambon, chả lụa, chà bông đậm đà, phết thêm lớp pate cùng bơ béo ngậy và ăn kèm đồ chua, rau thơm khiến nhiều thực khách thử một lần là nhớ mãi. Qua thời gian, danh tiếng của Huynh Hoa không ngừng vươn xa và trở thành điểm đến ăn uống nổi bật được nhiều người tìm đến mỗi khi đặt chân đến TP. Hồ Chí Minh.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm các loại bánh Trung Hoa và bỏ sỉ trên toàn địa bàn Sài Gòn từ những thập kỷ trước, chị Hoa là thế hệ tiếp theo duy trì hoạt động kinh doanh lâu đời mà cha ông để lại.
Khác biệt so với thế hệ trước, Huynh Hoa dưới thời của chị Kim Hoa đã bắt đầu áp dụng các phương thức kinh doanh hiện đại và thức thời hơn để giúp thương hiệu được nhiều người biết tới. Không chỉ trung thành với hình thức phân phối truyền thống, Huynh Hoa bổ sung thêm nhiều kênh bán trực tuyến, cột mốc nổi bật là việc gia nhập nền tảng ShopeeFood từ năm 2020. Sự hỗ trợ của đội ngũ tư vấn đến từ nền tảng này giúp thương hiệu nhanh chóng tiếp cận với các công cụ marketing, quảng cáo hữu ích, từ đó tiệm cận tốt hơn với các tệp khách hàng mới và mục tiêu.
“Việc tham gia chương trình Siêu Tiệc kết hợp chạy quảng cáo banner mỗi tháng một lần trên ShopeeFood đem lại kết quả rất khả quan về mặt doanh thu, đặc biệt vào những tháng cuối năm. Vào thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì hoạt động này và tích cực làm mới thực đơn cho dịp Tết”, chị Hoa cho biết.
Gìn giữ hương vị cao lầu “cha truyền con nối” ở phố Hội
Khác biệt đôi chút với Huynh Hoa, thương hiệu Cao Lầu Phố Hội khai trương từ năm 2017 và bắt đầu mở gian hàng trên ShopeeFood một năm sau đó, với mục tiêu tiếp cận với nhiều khách hàng hơn và tăng doanh thu cho quán bên cạnh việc bán tại chỗ. Hiện tại kênh kinh doanh online của quán chiếm 50% doanh thu và 25% trong đó đến từ ShopeeFood.
Bên cạnh Cao Lầu là món “best-seller”, thực đơn của quán còn có thêm các món ăn xứ Quảng nổi tiếng khác như bánh tráng đập, cơm gà Hội An, bún mắm, …
Ngược về thời điểm cách đây 5 năm, chủ quán là anh Nguyễn Minh Phúc lần đầu được nếm hương vị món cao lầu tại nhà vợ ở Hội An. Sau khi nghe được câu chuyện mẹ vợ vì bệnh mà phải ngưng công việc bán cao lầu ở phố cổ, hai vợ chồng anh Phúc đã quyết tâm tiếp nối nghề gia truyền và mở một quán cao lầu nhỏ tại số 172 Tố Hữu, Đà Nẵng. Trong đó, điểm khác biệt giúp quán cạnh tranh chính là thương hiệu và hương vị ẩm thực đặc sản với nguyên liệu và công thức gia truyền.
Là những người trẻ sớm được tiếp cận với công nghệ, cả hai vợ chồng anh Phúc đều hiểu được tầm quan trọng và những lợi thế to lớn của việc mở rộng kinh doanh trên nền tảng online. Vì vậy, việc đầu tư sớm cho gian hàng trên ShopeeFood cũng nằm trong chiến lược của thương hiệu.
Vào các dịp cao điểm như cuối năm, nguyên liệu – đóng gói – vận chuyển là ba yếu tố mà Cao Lầu Phố Hội đặc biệt chú trọng để đảm bảo duy trì chất lượng món ăn và đáp ứng được nhu cầu tăng cao của thực khách ở cả hai nền tảng online và offline. Đặc biệt, cả hai vợ chồng anh Phúc thường xuyên lắng nghe các ý kiến đánh giá của khách hàng đã sử dụng món trên ShopeeFood để tiếp thu và có những xử lý, điều chỉnh kịp thời.
“Chúng tôi chọn cách kinh doanh hiện đại cho món ăn truyền thống để lan tỏa các giá trị ẩm thực Việt xứng đáng được giữ gìn”, anh Phúc khẳng định.
Từ 1.12 đến hết 12.12, trong khuôn khổ chương trình “Cùng Shopee tôn vinh sản phẩm Việt”, ShopeeFood tạo điều kiện cho người dùng tiếp cận với các món Việt đặc sắc trên khắp 3 miền Bắc Trung Nam thông qua các bộ sưu tập như “Ẩm thực miền Bắc, món ngon khó cưỡng”, “Ẩm thực miền Trung, ăn là thương nhớ”, “Ẩm thực miền Nam, đã thử là mê” đồng thời thể hiện mong muốn tôn vinh các đặc sản quê hương, lan tỏa tinh thần gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc thông qua ẩm thực địa phương. Truy cập tại đây để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình. |
Thảo Huyền