Kinh tế Việt Nam vượt “cơn gió ngược” 2023

29/12/2022 12:02 Sáng

Những thách thức của kinh tế Việt Nam trong năm tới sẽ bị chi phối bởi suy thoái đình lạm của các thị trường toàn cầu, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, phụ thuộc vào các thị trường lớn…

Ảnh minh họa
Quang cảnh tọa đàm: Dự báo Kinh tế – Vượt “cơn gió ngược”.

Chiều ngày 27/12, tại Hội trường VCCI TPHCM, tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức tọa đàm Dự báo Kinh tế – Vượt “cơn gió ngược” 2023 dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Tọa đàm thu hút sự tham dự của nhiều chuyên gia và lãnh đạo, đại diện doanh nghiệp.

Tại tọa đàm, Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành đã đánh giá và dự báo tình hình khó khăn của năm 2023. Ông cho biết, hiện VCCI đã có kiến nghị các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Trong văn bản mới nhất góp ý Nghị quyết của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025, VCCI đã nhất trí với việc cần phải có Nghị quyết riêng về phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ.

Để nền kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 2023 từ các trụ cột đầu tư – xuất khẩu – tiêu dùng, thực hiện đạt các chỉ tiêu Quốc hội đã giao cho Chính phủ trong năm 2023 là tăng trưởng GDP 6,5%, lạm phát 4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.400 USD; bên cạnh các chỉ đạo sát sao và chủ trương, chính sách kiến tạo môi trường kinh doanh của Chính phủ, rất cần sự nỗ lực tiếp tục của cộng đồng doanh nghiệp để “vượt cơn gió ngược”, với nhận diện đúng, trúng các yếu tố thách thức, khó khăn ở năm tới để có các kịch bản ứng phó, chủ động linh hoạt ngay từ bây giờ.

Bên cạnh những khó khăn từ vĩ mô toàn cầu và sự ảnh hưởng tới Việt Nam, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, thuận lợi và cơ hội của Việt Nam trong 2022 là đã kiểm soát và ổn định được hệ thống tài chính; kiểm soát tỷ giá và lạm phát, kinh tế tài chính vĩ mô ổn định giúp doanh nghiệp phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài.

Năm 2023, triển vọng kinh tế toàn cầu được dự báo có nhiều biến động, phức tạp khó lường. Ngân hàng Thế giới World Bank vào tháng 9/2022 đã cảnh báo nguy cơ kinh tế toàn cầu suy thoái có thể kéo dài ở năm 2023 và lâu hơn nữa.

Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút FDI và lợi thế xuất khẩu do xu thế chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khu vực; và các lợi thế nội tại về cải tiến cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và ổn định kinh tế. Từng bước đưa Thị trường BĐS về sự thiết thực và ổn định.

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng dự báo Việt Nam sẽ ghi nhận tăng trưởng điều chỉnh vào 2023. Những thách thức của kinh tế Việt Nam sẽ bị chi phối bởi suy thoái đình lạm của các thị trường toàn cầu, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, phụ thuộc vào các thị trường lớn và tương ứng là tác động của các biến động lãi suất từ các nước lớn, biến động ngoại hối…

Nguồn: Doanhnghiephoinhap

Cùng chuyên mục

Giá xăng có thể tiếp tục tăng vào ngày 1/3?

28/02/2022 10:10 Sáng

Dự kiến, giá xăng từ ngày 1/3 sẽ tiếp tục tăng do xung đột Nga - Ukraine leo thang. Nếu cơ quan quản lý không tác động đến quỹ bình ổn và thuế phí, giá xăng có thể tăng 200-300 đồng/lít.

Dự kiến sân bay Phan Thiết sẽ được thi công xây dựng trong tháng 3

08/03/2021 04:57 Chiều

Chiều 5/3, thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận về tình hình triển khai thi công dự án Cảng hàng không Phan Thiết.

Yếu tố nào giúp ngân hàng tiếp tục tăng trưởng nửa cuối năm 2022?

19/09/2022 09:56 Chiều

Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước, với kế hoạch tăng trưởng toàn ngành ngân hàng giữ nguyên ở 14% cho năm nay, dư địa tăng trưởng tín dụng vẫn còn 5% trong 4 tháng cuối năm.

Tín dụng dự báo tăng tốc mạnh trong tháng cuối năm

09/12/2021 07:45 Chiều

Theo SSI, tín dụng tăng trưởng tốt là tín hiệu cho thấy nền kinh tế đang đi đúng hướng cho việc phục hồi sau đại dịch.

Đối tác