Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng

30/12/2022 12:06 Sáng

Tính đến ngày 21/12, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021, tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại cuộc họp báo triển khai nhiệm vụ năm 2023 diễn ra sáng 27/12 tại Hà Nội, ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 21/12, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021, tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát. Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đến 30/11/2022 đạt khoảng 279.732 tỷ đồng, tăng 12,81% so với năm 2021 với hơn 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

Tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng
Tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng.

Cũng theo Phó Thống đốc, căn cứ định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Kiểm soát chặt tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản (nhất là kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp…); tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, đến tháng 11/2022, tình hình tác động từ bên ngoài dịu bớt, thanh khoản của tổ chức tín dụng cải thiện hơn, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5%-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng theo hướng, các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.

Bên cạnh việc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên (như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao); các động lực tăng trưởng theo đúng chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; xây dựng khu công nghiệp; cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân; các dự án bất động sản nhà ở sắp hoàn thành xây dựng và bàn giao, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án nhà ở thương mại với giá phù hợp.

Ngân hàng Nhà nước cho biết trong năm hệ thống các tổ chức tín dụng đã tiếp tục triển khai một số giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Nguồn: Doanhnghiephoinhap.vn

Cùng chuyên mục

Ngân hàng số – cú huých giúp phát triển xã hội không tiền mặt

24/06/2021 06:44 Sáng

Ngày 22/06/2021, hội thảo trực tuyến với chủ đề “Digital Financing: Powering Ca$hless Economy” - Tài chính kỹ thuật số: yếu tố thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt - do Star Media Group Malaysia tổ chức đã diễn ra nhằm chia sẻ và thảo luận về những khó khăn cũng như cơ hội của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế không tiền mặt ở các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

PVcomBank và Vemanti Group ký kết hợp đồng nền tảng ngân hàng kỹ thuật số

24/03/2022 10:26 Sáng

Ngày 21/03/2022, tại Trụ sở chính 22 Ngô Quyền (Hoàn Kiếm - Hà Nội), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Vemanti Group (Hoa Kỳ) đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc thiết kế, phát triển, cung cấp nền tảng ngân hàng kỹ thuật số dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Sự kiện lần này cho thấy bước tiến mới trong việc hợp tác giữa 2 bên và góp phần đẩy mạnh tiến trình số hóa tại PVcomBank.

Mùa tăng vốn ‘khủng’ của các ngân hàng

11/04/2022 01:04 Chiều

Trong nội dung họp đại hội đồng cổ đông các ngân hàng năm nay, điểm chung là tăng vốn “khủng” qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Chuyên gia cho rằng cuộc đua tăng vốn điều lệ của ngân hàng sẽ chưa dừng lại, thậm chí có thể diễn ra mạnh mẽ hơn trong năm 2022.

VIB dự kiến chia cổ tức 35% trong năm 2022, tăng trưởng bền vững và hiệu quả dẫn đầu ngành

23/02/2022 06:47 Chiều

Theo đó, Ngân hàng đặt ra định hướng chiến lược phát triển cho giai đoạn 5 năm 2022 - 2026, đề xuất ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch chia cổ tức, kế hoạch kinh doanh trong năm nay cùng một số vấn đề trọng yếu khác. Đại hội sẽ được tổ chức ngày 16/3/2022.

Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với ngành ngân hàng

09/06/2024 10:06 Sáng

Hiện nay, nợ xấu vẫn tiếp tục là một trong những thách thức lớn đối với ngành ngân hàng. Vậy vấn đề này gây ảnh hưởng không chỉ đến lợi nhuận của các ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính nói chung.

Đối tác