60% doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam

14/02/2023 05:16 Chiều

Tại báo cáo Khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2022, vừa được Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố chiều 13/2 thông tin, 60% doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới.

Ảnh minh họa
Doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến đứng đầu ASEAN để mở rộng kinh doanh

Tỷ lệ này không chỉ cao nhất trong ASEAN mà còn cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực là khoảng 47%.

Ông Nakajima Takeo cho biết cách đây vài năm, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản còn đắn đo khi lựa chọn đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát trong năm 2022, có tới 60% doanh nghiệp Nhật Bản dự định sẽ tiếp tục mở rộng tại Việt Nam trong tương lai. Tỷ lệ này đứng đầu ASEAN, cao hơn nhiều các quốc gia trong khu vực như Thái Lan (40,3%), Indonesia (47,8%) hay Myanmar (11,7%).

Thậm chí tại Myanmar, có tới 30,9 % doanh nghiệp Nhật Bản dự định thu hẹp, rút lui hoặc chuyển hoạt động sang quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Việt Nam chỉ là 1,1% (giảm 1,1% so với năm trước).

Lý do mở rộng kinh doanh đối với ngành chế tạo là tăng doanh thu do xuất khẩu tăng. Còn đối với ngành phi chế tạo, tính tăng trưởng của thị trường Việt Nam và tăng doanh thu trong nước là lý do hàng đầu. Triển vọng lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản năm 2022 cũng cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực.

Ông Nakajma Takeo, Trưởng đại diện JETRO Hanoi, cho biết: “Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam có lãi là 59,5%, tăng so với năm trước đó. Sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 là lý do hàng đầu. Tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ là 20,8%, giảm so với năm trước”.

Những lý do chủ yếu dẫn đến kinh doanh thua lỗ là khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu, chi phí hậu cần, giá nhân công tăng và ảnh hưởng của biến động tỷ giá. Theo đại diện của JETRO, chi phí sản xuất thấp không còn là lợi thế chính của các nước Đông Nam Á. Bởi vậy, giờ đây tính hiệu quả trong các thủ tục hành chính như việc cấp phép sẽ là yếu tố quyết định mức độ thu hút dòng vốn ngoại FDI đầu tư tại ASEAN.

“Trong khu vực ASEAN nói chung, tất cả các quốc gia gặp đều gặp vấn đề chi phí gia tăng. Như vậy, chi phí thấp không còn là lợi thế nữa”, đại diện Jetro nhấn mạnh.

Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh 2023, số doanh nghiệp trả lời “cải thiện” là 53,6%, với nguyên nhân chủ yếu đến từ việc nền kinh tế đã phục hồi sau thời gian ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong khi đó, số doanh nghiệp trả lời “suy giảm” là 6,9%. Lý do đến từ chi phí nguyên vật liệu, logistic, phí nhân công,…tăng. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là ảnh hưởng của biến động tỷ giá.

Để ứng phó với việc chi phí tăng, doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ thay đổi nhà cung cấp hay mua nguyên vật liệu thay thế mà nhiều doanh nghiệp đã xem xét việc tăng cường trang thiết bị, áp dụng số hóa vào sản xuất. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa hầu như đi ngang ở mức 37% và tỷ lệ thu mua từ doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ ở mức rất thấp là 15%. Điều này cho thấy phát triển ngành công nghệ hỗ trợ vẫn đang là vấn đề đối với Việt Nam.

Theo Doanhnghiep hoinhap

Cùng chuyên mục

Thành phố Hồ Chí Minh: Mastercard tích hợp hệ thống thanh toán tuyến trên Metro số 1

16/06/2024 07:16 Chiều

Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC) và Mastercard Asia/Pacific Pte. Ltd (Mastercard) vừa công bố cam kết hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông công cộng và triển khai các giải pháp thanh toán tích hợp trên tất cả các phương tiện giao thông công cộng trong Thành phố Hồ Chí Minh.

7 tháng, doanh nghiệp FDI chiếm 69% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước

15/08/2022 04:48 Chiều

Doanh nghiệp FDI đạt 299,26 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 39,81 tỷ USD) và chiếm 69% tổng kim ngạch cả nước trong 7 tháng năm 2022, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.

Khai mạc triển lãm Quốc tế về An toàn không gian mạng năm 2023

02/06/2023 06:57 Chiều

Ngày 2/6, tại TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn không gian mạng năm 2023 - Vietnam Security Summit 2023.

Xu hướng làm việc kết hợp sẽ tạo nên tỷ lệ trống văn phòng Mỹ tăng kỷ lục năm 2030

27/02/2023 09:54 Chiều

 Báo cáo về thị trường văn phòng Mỹ của Cushman & Wakefield báo động lượng không gian trống sẽ cao hơn 55% so với trước đại dịch.

Tạo đầu ra ổn định, bền vững sản phẩm nông nghiệp

10/07/2023 12:31 Sáng

Trong năm 2023, Hà Nội tiếp tục đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, về phối hợp, hỗ trợ cung cấp danh sách trên 2.000 sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến hệ thống phân phối, siêu thị, đơn vị quản lý, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của Hà Nội…

Đối tác