Vốn ngoại vẫn đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam

02/03/2023 11:00 Chiều

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/2/2023 tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 3,1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Trong 2 tháng đầu năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký rót gần 396,9 triệu USD (khoảng 9.500 tỷ đồng) vào ngành kinh doanh bất động sản, chiếm hơn 12,8% tổng vốn đăng ký.

Trong số các ngành, lĩnh vực thu hút vốn FDI, công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 2,17 tỷ USD, chiếm 70,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 396,9 triệu USD, chiếm hơn 12,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 202,1 triệu USD và gần 141,9 triệu USD.

Về cơ cấu dòng vốn ngoại trong 2 tháng đầu năm, Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết, vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần vẫn tăng so với cùng kỳ.

Cụ thể, có 261 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 42,6% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt hơn 1,76 tỷ USD, tăng gần 2,8 lần so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, có 133 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 6,3% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 535,4 triệu USD, giảm 85,1% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, có 440 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tăng 10% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp đạt gần 797,9 triệu USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ.

Đã có 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 978,4 triệu USD, chiếm gần 31,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nếu xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, chiếm gần 17,2%; Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn và góp vốn mua cổ phần.

Tính tới ngày 20/02/2023, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 2,55 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2022, tăng 11,4 điểm phần trăm so với tháng 1 năm 2023.

Theo Bảo Anh (Nhịp sống thị trường)

Cùng chuyên mục

TP HCM gỡ nút thắt để phát triển nhà ở xã hội

25/09/2022 10:53 Chiều

Các doanh nghiệp chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội gặp nhiều vướng mắc như chưa được vay ưu đãi nhà ở xã hội, quy trình thủ tục đầu tư dự án của doanh nghiệp tư nhân lại rắc rối hơn nhà ở thương mại. Trong giai đoạn 2011-2020, cả nước đạt 41% kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, riêng TP HCM xây dựng được 15.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2016-2020, đạt 75% kế hoạch.

Người mua nhà ở xã hội được hưởng mức lãi suất 8,2%/năm

06/04/2023 06:46 Chiều

Chiều ngày 3/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có công văn chỉ đạo, hướng dẫn các Ngân hàng thương mại và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện chương trình cho vay mua nhà ở xã hội.

Thị trường căn hộ Tp.HCM đã quay lại đà tăng trưởng

02/04/2022 01:29 Chiều

Công ty Cushman & Wakefield Việt Nam vừa đưa ra những số liệu và nhận định về tình hình BĐS TP.HCM trong quý 1/2022. Bà Trang Bùi, Tổng GĐ Cushman & Wakefield, cho biết: Kinh tế Việt Nam trong quý 1/2022 đã có những khởi sắc rất đáng mừng với GDP đạt tốc độ tăng trưởng tích cực 5,3%.

Rủi ro khi cố tình khai thấp giá trị chuyển nhượng để né thuế

29/10/2021 07:11 Sáng

Trong khi đó, giao dịch mua bán nhà đất là hợp đồng mua bán dân sự, phần lớn được thực hiện bằng tiền mặt trao tay cho nên các cơ quan chức năng khó có thể xác định rõ sự chênh lệch giữa giá mua bán thực tế với giá trị chuyển nhượng trong hợp đồng (nếu có). Điều đó tạo ra kẽ hở khiến một số người cố tình khai thấp giá trị chuyển nhượng trong hợp đồng để giảm bớt tiền thuế phí phải nộp theo nghĩa vụ tài chính.

Nhà, đất có thực sự tăng giá khi lạm phát lên cao?

14/03/2022 07:38 Sáng

Theo ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc CMA Australia, người mua BĐS cần tính đến các yếu tố giá tăng thực sự chứ lạm phát không phải là nguyên nhân khiến giá BĐS tăng. Thị trường BĐS sẽ chịu tác động bởi 4 yếu tố chính gồm tín dụng ngân hàng, hạ tầng, mức thu nhập và tính khan hiếm.

Đối tác