Lazada Việt Nam phối hợp VCCI công bố Báo cáo ngành Thương mại điện tử năm 2023

23/03/2023 12:55 Sáng

Lazada Việt Nam vừa phối hợp với Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Báo cáo ngành Thương mại điện tử (TMĐT) năm 2023 với chủ đề: “TMĐT phát triển bền vững: Động lực thúc đẩy nền kinh tế số”.

Báo cáo “TMĐT phát triển bền vững: Động lực thúc đẩy nền kinh tế số” nhận định TMĐT Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới, tập trung cho phát triển bền vững dựa trên sự kết hợp giữa thị trường và công nghệ thông qua việc đầu tư có chọn lọc và tối ưu chi phí để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế.
Báo cáo cũng đưa ra những nhận định chuyên môn về ngành, phân tích rõ 4 khía cạnh chính của TMĐT phát triển bền vững, bao gồm: Phát triển kinh doanh bền vững; Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững; Phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao; Phát triển và ứng dụng công nghệ nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Thuong mai dien tu phat trien ben vung: Dong luc thuc day nen kinh te so
Đại diện Lazada và các chuyên gia.
Bên cạnh đó, báo cáo nhấn mạnh hệ thống logistics hiệu quả sẽ là “chìa khóa” cho các doanh nghiệp TMĐT giúp kết nối đầu cuối trong toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng và gia tăng trải nghiệm mua sắm TMĐT của khách hàng.
Để tối ưu chi phí logistics của ngành TMĐT (chiếm tỷ trọng dao động 10 – 20% trong giá thành sản phẩm) và hoạt động logistics, các doanh nghiệp TMĐT đang tăng cường đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống logistics bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến như học máy (machine learning), trí tuệ nhân tạo (A)I, Internet of Things (IoT) và blockchain.
Trong quản lý giao vận, giao vận hiệu quả cần phải tập trung hơn phát triển các giải pháp công nghệ xử lý nghiệp vụ sau giao hàng như đổi trả, thu hồi, xử lý hàng… Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ AI và công nghệ chuyển đổi sang các giải pháp các-bon thấp cũng đang được áp dụng rộng rãi trong ngành logistics và thương mại kỹ thuật số.
Thứ nhất, về đầu tư, TMĐT bền vững sẽ tiếp tục hướng đến các đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng, công nghệ, logistics, con người… Những mô hình doanh nghiệp TMĐT bền vững đã cho thấy sức chống trụ bền bỉ cũng như mức độ hiệu quả trong việc duy trì và phát triển kinh doanh, ổn định đội ngũ nhân sự, từ đó đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.
Thuong mai dien tu phat trien ben vung: Dong luc thuc day nen kinh te so-Hinh-2
Ông Đặng Anh Dũng – Phó Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam
Thứ hai, về kinh doanh, TMĐT bền vững tạo ra nhiều giá trị hơn cho các bên liên quan thông qua việc xây dựng cộng đồng với các giá trị được cộng hưởng từ đối tác (thanh toán, vận hành, logistics…), doanh nghiệp (nhà bán hàng và thương hiệu) và người tiêu dùng. Việc xây dựng và củng cố sức mạnh từ hệ sinh thái TMĐT bền vững trong giai đoạn này sẽ tạo dựng được nền tảng giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số, đưa ra chiến lược phát triển dài hạn trên TMĐT, tận dụng triệt để các giải pháp từ công nghệ, cơ sở hạ tầng, logistics, đến tiếp thị trong hệ sinh thái TMĐT, hướng tới kinh doanh bền vững và thực sự có hiệu quả.
Thứ ba, về công nghệ, TMĐT bền vững ưu tiên đầu tư cho các công nghệ hỗ trợ độ mở của sàn, sử dụng API (Application Programming Interface – Giao diện lập trình ứng dụng) ở mọi điểm tiếp xúc của TMĐT với đối tác, kết nối và tận dụng triệt để nhiều dịch vụ của đối tác trên nền tảng TMĐT. API còn cho phép hợp lý hoá các hoạt động và đảm bảo sự tương tác liền mạch của khách trên TMĐT, từ đó hỗ trợ các nhà bán lẻ theo dõi, phân tích dữ liệu và giao tiếp chatbot với khách hàng hiệu quả; đồng thời kết nối nền tảng TMĐT với thị trường của bên thứ ba.
Thứ tư, về trải nghiệm khách hàng, TMĐT bền vững kết nối các hành vi mua sắm riêng lẻ của người tiêu dùng, hướng đến xu hướng mua sắm toàn diện và lâu dài từ giai đoạn tìm kiếm, lựa chọn, mua hàng, thanh toán, đổi trả. Đồng thời, để quản lý tác động lên môi trường, bên cạnh việc áp dụng các giải pháp giảm thiểu khí thải trong hoạt động và giảm việc sử dụng nguyên vật liệu, nhiều doanh nghiệp TMĐT đi theo mô hình TMĐT bền vững đang từng bước tiến tới việc tác động lên nhận thức và hành vi của người tiêu dùng; giảm thiểu khí thải carbon thông qua việc tạo ra những combo sản phẩm với mức giá ưu đãi, khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn combo sản phẩm thay vì đặt hàng riêng lẻ…
Thuong mai dien tu phat trien ben vung: Dong luc thuc day nen kinh te so-Hinh-3
Ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Chủ tịch VCCI
Thứ năm, về thanh toán, Thanh toán trên TMĐT sẽ ngày càng mở rộng kết nối với đa dạng đối tác tài chính và chuyển hướng “buy now, pay later” (Mua trước, trả sau), đáp ứng nhu cầu chi trả của người tiêu dùng và giúp cho việc mua sắm trên TMĐT trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn. “Mua Trước, Trả sau” cũng giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng và quy mô đơn đặt hàng trung bình trên nền tảng TMĐT.
Thứ sáu, về xã hội, TMĐT bền vững trở thành cầu nối thúc đẩy phổ cập hiểu biết về TMĐT đến với doanh nghiệp và người tiêu dùng toàn quốc, góp phần thực hiện chủ trương phổ cập TMĐT đến các địa phương trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT Quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.

PGS.TS. Phạm Công Hiệp, Chủ nhiệm nhóm bộ môn Kinh doanh sáng tạo, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam

Chia sẻ về Báo cáo ngành TMĐT năm 2023, ông Đặng Anh Dũng, Phó Tổng giám đốc Lazada Việt Nam cho biết: “Chúng tôi kết hợp với VCCI cùng các chuyên gia để xây dựng báo cáo ngành TMĐT năm 2023 với mong muốn Báo cáo sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích và thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân quan tâm tìm hiểu về ngành TMĐT, giúp họ kịp thời nắm bắt xu hướng phát triển bền vững của ngành và áp dụng hiệu quả cho định hướng phát triển của mình trong thời gian tới. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến VCCI và các chuyên gia đã đồng hành cùng Lazada phát triển báo cáo này và hi vọng vào sự hợp tác chặt chẽ trong tương lai.”

Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động quảng bá cho Báo cáo ngành TMĐT năm 2023, Lazada Việt Nam tiếp tục phối hợp với VCCI, cùng các chuyên gia ban hành Báo cáo đến hàng chục ngàn doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời tham gia chuỗi toạ đàm chia sẻ về Báo cáo tại các trường đại học và các sự kiện chuyên đề Phát triển bền vững trong thời gian tới.

Thiên Tú

Cùng chuyên mục

Petfair Vietnam 2024 chính thức khai mạc, dự kiến thu hút hơn 6.000 lượt khách tham quan thương mại

27/03/2024 03:22 Chiều

Sáng 27/3 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC) (quận 7, TP.HCM), Triển lãm quốc tế hàng đầu chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam 2024 đã chính thức khai mạc.

Công nghệ Số và Công nghệ Xanh trong phát triển Đô thị Thông minh

11/04/2024 02:55 Chiều

Thành phố thông minh đang là xu thế phát triển chung của các đô thị trên thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng đó. Chính phủ xác định phát triển đô thị bền vững, thông minh là hướng đi có tính đột phá để nâng cao vị thế của Việt Nam.

Đau đầu vì ngân hàng dừng nhận chứng từ sang Nga

03/03/2022 03:04 Chiều

Các ngân hàng Việt Nam đã từ chối nhận chứng từ để thanh toán các đơn hàng tại Nga và Ukraine khiến nhiều doanh nghiệp đang hết sức đau đầu với việc thanh toán.

Trí tuệ nhân tạo sẽ tái định hình bối cảnh thanh toán tại Việt Nam

07/12/2023 06:06 Sáng

AI tạo sinh (Generative AI) sẽ mang đến sự chuyển đổi đột phá cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, tạo nên những trải nghiệm mua sắm và thanh toán mượt mà hơn.

ESG và những tác động tích cực lên thị trường bất động sản Việt Nam

04/06/2022 08:51 Chiều

Trong thị trường bất động sản thương mại và công nghiệp, chỉ mới cách đây vài năm, các yếu tố bảo vệ môi trường, xã hội, quản trị (ESG) thường ít được nhắc tới trên bàn đàm phán. Ngày nay, điều này đã bắt đầu trở thành yêu cầu phải có và được coi là một cơ hội đầu tư giảm thiểu rủi ro lớn cho các doanh nghiệp thức thời. Vậy ESG là gì và có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản?

Đối tác