25% doanh nghiệp bất động sản chỉ “trụ” được hết quý 3 nếu thị trường vẫn khó khăn

28/08/2023 11:05 Chiều

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nếu thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục gặp khó khăn, có tới 25% doanh nghiệp (DN) chỉ có thể bám trụ được tới hết quý 3/2023.

Báo cáo chuyên đề tháng 8/2023 về “Giải pháp phục hồi thị trường BĐS từ cơ chế chính sách đến hiệu quả thực thi” của VARS cho biết, có tới 50% DN được khảo sát khẳng định cơ quan quản lý tại địa phương đã bắt đầu tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.

14% DN được hỏi cho biết các hoạt động này đã mang lại kết quả cụ thể, các dự án căn bản đã xác định được hướng giải quyết. Trong đó, điển hình là các địa phương như TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội.

Tuy nhiên có tới 36% DN được khảo sát đánh giá, chính quyền địa phương nơi họ hoạt động kinh doanh mới dừng ở mức tiếp nhận thông tin, chưa có động thái hỗ trợ cụ thể.

“2/3 DN cho biết, chính quyền địa phương nơi DN hoạt động kinh doanh đã có động thái tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách. Nhưng chỉ gần 15% DN đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai, bao gồm công tác giải phóng mặt bằng, quyền sử dụng đất…. đạt mức độ hiệu quả, rất hiệu quả”, VARS cho biết.

25% doanh nghiệp BĐS chỉ trụ được hết quý 3/2023 nếu thị trường vẫn “khó”.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, các DN thuộc lĩnh vực BĐS tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Cụ thể, 50% DN cho biết họ gặp khó khăn lớn nhất về giao dịch, tiếp đến là khó khăn về pháp lý đất đai, vốn, thị trường trái phiếu, tín dụng.

Hoạt động đầu tư, phát triển dự án không được triển khai đúng định hướng, đúng thực chất nhu cầu của thị trường dẫn đến hai thái cực. Nguồn cung các sản phẩm là nhu cầu thiết yếu của xã hội (nhà ở giá thương mại giá phù hợp, nhà ở xã hội…) khan hiếm khiến giá bị đẩy lên cao so với giá trị thực và khả năng chi trả của người dân.

Ngược lại, các sản phẩm đầu tư, đầu cơ lại đang dư thừa nhưng những sản phẩm này lại không phải là sản phẩm mà nhà đầu tư lựa chọn để ẩn nấp dòng tiền. Sản phẩm “cần không có, có không cần” dẫn đến tồn kho hàng hoá và ảnh hưởng nghiêm trọng tới bài toán tài chính của DN.

Bên cạnh đó, thông tin quy định hướng dẫn hành lang pháp lý đối với thị trường BĐS chậm trễ, chồng chéo, không nhất quán của các cơ quan quản lý Nhà nước về hỗ trợ pháp lý cho các hoạt động của DN BĐS cũng là trở ngại lớn.

Ví dụ như sự thay đổi quy định về thời hạn sở hữu cho các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng chưa rõ ràng làm cho thị trường cũng chậm lại khá nhiều.

Các quy định về tiêu chuẩn người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, đủ điều kiện vay vốn của nhà đầu tư, DN đủ điều kiện tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi chưa thực sự hỗ trợ hiệu quả cho thị trường BĐS.

Tâm lý các nhà đầu tư BĐS hiện chưa muốn đầu tư ngay trong thời điểm này. Dự án đầu tư cũ chưa ra được hàng dẫn đến không quay vòng được vốn.

DN không bán được hàng, không có dòng tiền, gặp khó khăn trong thanh khoản cũng như trong tiếp cận, vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Lãi suất cho vay vẫn cao so với khả năng hấp thụ của các đối tượng đi vay. Đó còn chưa kể tới DN đang phải chịu áp lực đáo nợ trái phiếu.

VARS khẳng định: số lượng DN BĐS giải thể tiếp tục xu hướng tăng là minh chứng rõ nhất về việc các DN hoạt động trong lĩnh vực này vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Dữ liệu từ khảo sát của VARS với các hội viên VARS là sàn giao dịch BĐS cho thấy, có tới 20% sàn đối diện nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt. Phần còn lại có khả năng chống đỡ, nhưng sức chống chịu không cao.

“Số lượng DN BĐS quay trở lại hoạt động, tuyển dụng ghi nhận tăng ở một số địa phương có thị trường BĐS phục hồi tốt nhưng không nhiều.

Nếu tình hình khó khăn trên thị trường BĐS tiếp tục duy trì đến hết năm 2023, có tới 25% DN chỉ có thể trụ được tới hết quý 3. Số lượng DN có nguy cơ phá sản sẽ tiếp tục tăng cao”, VARS lo ngại.

Hiện các môi giới, sàn giao dịch cũng đang đối diện với những rủi ro không nhận được hoa hồng đúng hẹn. Các sàn giao dịch cũng có khả năng bị phạt do không có tiền nộp thuế, nộp bảo hiểm xã hội và chậm thanh toán tiền thuê mặt bằng.

Theo Doanhnghiepvn.vn

Cùng chuyên mục

CapitaLand Development đóng góp hơn 2,8 tỷ đồng hỗ trợ dinh dưỡng học đường và nâng cấp công trình vệ sinh cho 3000 em học sinh

04/11/2022 07:20 Sáng

CapitaLand Development (CLD), nhánh phát triển bất động sản của Tập đoàn CapitaLand, thông qua nhánh thiện nguyện của Tập đoàn - Quỹ CapitaLand Hope Foundation (CHF), đã hỗ trợ hơn 1,3 tỷ đồng (82.000 đô la Singapore) triển khai chương trình dinh dưỡng học đường cho khoảng 1.400 học sinh ở bốn trường tiểu học và mẫu giáo CapitaLand Hope tại Việt Nam.

25% doanh nghiệp bất động sản chỉ “trụ” được hết quý 3 nếu thị trường vẫn khó khăn

28/08/2023 11:05 Chiều

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nếu thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục gặp khó khăn, có tới 25% doanh nghiệp (DN) chỉ có thể bám trụ được tới hết quý 3/2023.

Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt phát triển thương mại điện tử

29/04/2022 08:04 Chiều

Thị trường thương mại điện tử trong những năm gần đây càng ngày càng phát triển và mở rộng. Hiện quy mô thương mại điện tử của Việt Nam đạt giá trị 21 tỷ USD và dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên 57 tỷ USD.

Triển lãm và hội thảo quốc tế chuyên ngành phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất Nông nghiệp Việt Nam lần 4

24/04/2023 03:09 Chiều

AgroChemEx Vietnam 2023 - Triển lãm và hội thảo quốc tế chuyên ngành phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất Nông nghiệp Việt Nam lần thứ tư sẽ diễn ra từ ngày 25-26/4/2023 tại Khách sạn Windsor Plaza, 18 An Dương Vương, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành dệt may: Đơn hàng tấp nập, doanh nghiệp vẫn nhiều lo lắng

29/03/2022 01:15 Chiều

Với kịch bản tích cực nhất mà ngành dệt may đề ra khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ cán mốc 42-43,5 tỷ USD.

Đối tác