Doanh nghiệp bán lẻ nội địa dốc sức giữ thị phần

10/10/2023 05:28 Chiều

Thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam với tiềm năng phát triển mạnh mẽ nên các doanh nghiệp bán lẻ quốc tế đang thâm nhập khai thác. Điều này khiến doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực đổi mới, phát triển hệ thống siêu thị nhằm giữ vững và mở rộng thị phần.

Cạnh tranh khốc liệt

Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô 142 tỷ USD, dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội GDP. Thị trường bán lẻ rộng lớn nên các doanh nghiệp quốc tế đang chạy đua đầu tư giành thị phần.

Cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã khai trương Tổ hợp thương mại Lotte Mall West Lake Hanoi với vốn đầu tư khoảng 600 triệu USD. Từ năm 2008 đến nay tập đoàn này đã đầu tư khoảng 5 tỷ USD vào Việt Nam qua đó vận hành 270 nhà hàng Lotteria và 15 siêu thị  Lotte Mart tại Việt Nam. Dự kiến, thời gian tới, Lotte sẽ đầu tư khu phức hợp bao gồm trung tâm mua sắm, khách sạn, văn phòng… tại TP Hồ Chí Minh với số vốn lên đến gần 1 tỷ USD.

Doanh nghiệp bán lẻ nội địa dốc sức giữ thị phần

Người mua hàng tại siêu thị Go!Big C . Ảnh: Hoài Nam

Trong khi đó, GS Retail- một tập đoàn bán lẻ lớn khác của Hàn Quốc cũng đã mở hơn 200 cửa hàng tiện lợi GS25 tại Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua ký kết hợp đồng đầu tư với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).

Về nguyên nhân khiến các doanh nghiệp ngoại đổ tiền đầu tư vào Việt Nam, Giám đốc điều hành Central Retail Việt Nam Olivier Langlet cho biết, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, dự báo GDP của Việt Nam trong năm 2023-2024 sẽ tăng trưởng từ 6,7-7,2%, trong khi Thái Lan chỉ tăng 3,5%/năm. Điều này sẽ đưa Việt Nam trở thành thị trường phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, trở thành mảnh đất mầu mỡ cho CRC Thái Lan đầu tư khai thác.

Doanh nghiệp bán lẻ nội địa dốc sức giữ thị phần

Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị Hapro Mart. Ảnh: Hoài Nam

Không chỉ Thái Lan, Hàn Quốc mới đẩy mạnh đầu tư mà nhiều kênh bán lẻ khác cũng tăng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Từ nay đến năm 2025, Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) sẽ triển khai thêm 16 tại Việt Nam, trong đó có 3-4 dự án tại Hà Nội. Giám đốc khu vực miền Bắc Aeon Việt Nam Satoshi Nishikawa cho biết, mục tiêu của Aeon là mở 30 trung tâm mua sắm và siêu thị bách hóa tổng hợp vào 2030.

Bán lẻ trong nước đau đầu tìm cách giữ thị phần

Trước xu thế các nhà bán lẻ ngoại ồ ạt gia nhập thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ nội như Satra, FPT Retail, Vincommer, Saigon Co.op… đang tích cực mở rộng hệ thống, tăng tốc chuyển đổi số để giữ thị phần.

Giám đốc Vận hành Hệ thống bán lẻ Winmart Nguyễn Trọng Tuấn thông tin, sau tái cấu trúc, WinCommerce của Tập đoàn Masan đang có hơn 3.400 điểm bán trên cả nước. Thời gian tới thay vì mở rộng mô hình siêu thị/đại siêu thị, để củng cố vị thế chuỗi bán lẻ Winmart tập trung vào phát triển thêm 1.000 cửa hàng đa tiện ích, siêu thị mini ở khu vực thành thị, nông thôn.

Tương tự, hệ thống siêu thị Co.op Mart đang sở hữu 130 siêu thị, cũng đang tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới phân phối để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 4% trong năm 2023. Trong khi đó, Tập đoàn THACO, sau khi mở thêm siêu thị Emart Sala (TP Thủ Đức), đã đặt mục tiêu mở tiếp 20 siêu thị Emart trong 5 năm tới, doanh thu đến năm 2026 dự kiến là 1 tỷ USD. Ngoài kênh bán hàng trực tiếp, Emart Việt Nam cũng chú trọng đầu tư vào ứng dụng mua sắm trực tuyến, vận hành hệ thống lấy hàng tự động.

Doanh nghiệp bán lẻ nội địa dốc sức giữ thị phần

Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị Win Mart. Ảnh: Hoài Nam

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Lê Việt Nga, nhờ đẩy mạnh đầu tư, hiện doanh nghiệp trong nước chiếm ưu thế trên sân nhà khi sở hữu tới 70 – 80% số điểm bán hàng trên cả nước. Trong đó, có những doanh nghiệp như WinMart, Co.op Mart đang sở hữu hàng nghìn điểm bán.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, hiện kênh bán lẻ hiện đại mới chiếm 25% thị phần nên thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển. Các nhà bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều cơ hội bởi sân chơi bán lẻ đang thuộc về mình, hoàn toàn có thể nâng cấp, biến đổi, đưa ra những chiến lược, trải nghiệm mới, tăng doanh thu – lợi nhuận và hướng tới những khách hàng lớn.

Bởi vậy, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, thời gian tới bên cạnh việc mở rộng, củng cố hệ thống phân phối hiện có, Bộ Công thương sẽ có giải pháp phát triển mạnh các loại hình kinh doanh thương mại hiện đại dựa trên nền tảng số hóa. Ngoài ra, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt qua đó mở rộng tiêu thụ hàng Việt. Đồng thời, phát triển các phương thức bán lẻ đa kênh  đáp ứng yêu cầu và xu hướng mua sắm của d.

Nguồn: /tieudung.kinhtedothi.vn

Cùng chuyên mục

Cuộc thi Người Phục Vụ Rượu Vang Pháp Giỏi Nhất Châu Á do Bộ Nông Nghiệp Pháp tổ chức: Tôn vinh nghề Sommelier & rượu vang Pháp

21/12/2022 09:40 Sáng

Cuộc thi ASIA Best Sommelier in French Wines (ABSFW)- Người Phục Vụ Rượu Vang Pháp Giỏi Nhất Châu Á, thuộc một trong các hoạt động dưới chiến dịch “Taste France” do Bộ Nông Nghiệp Pháp tổ chức, diễn ra hàng năm ở hơn 10 nước và đã thu hút hơn 300 thí sinh và tiếp cận hơn 4,8 triệu người theo dõi.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp lấn sân sang đầu tư bất động sản công nghiệp

09/05/2024 06:49 Sáng

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp từ các ngành công nghiệp khác nhau đều lấn sân vào việc phát triển, mua bán và cho thuê bất động sản công nghiệp. Vậy vì sao ngày càng có nhiều nhà đầu tư vào bất động sản công nghiệp.

Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 10 Công Ty Thực Phẩm Uy Tín lần thứ 3 liên tiếp

30/10/2023 07:07 Sáng

Tháng 10 năm 2023, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report - VNR) chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm. Doanh nghiệp được công nhận dựa trên năm tiêu chí đánh giá chính: sản phẩm đa dạng và quen thuộc, mạng lưới phân phối rộng khắp, công ty có tên tuổi và doanh nghiệp có uy tín được công chúng đón nhận, giá cả phải chăng, chất lượng sản phẩm cao và an toàn.

Doanh nghiệp cần nâng cao năng suất một cách toàn diện

12/03/2022 02:41 Chiều

Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, trong đó các DN vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn hiện nay chủ yếu còn khó khăn về khả năng đầu tư thiết bị, công nghệ do thiếu vốn… Để giải được bài toán này, các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy trong tiếp cận giải pháp nâng cao năng suất một cách toàn diện trước khi quyết định đầu tư công nghệ.

Trải nghiệm công nghệ sản xuất hiện đại tại Triển lãm Công nghệ Thông minh lần thứ 2

25/07/2024 04:02 Chiều

Ngày 25/7, Lễ khai mạc “Triển lãm Công nghệ Thông minh lần thứ 2 - OCTF” diễn ra nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, khám phá sự đổi mới và cơ hội trong ngành công nghiệp công nghệ thông minh giữa Việt Nam - Trung Quốc.

Đối tác