Phát huy nguồn lực văn hóa để xây dựng và phát triển “Thành phố sáng tạo” của TPHCM

14/11/2023 09:37 Chiều

Sáng 14/11, Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM và Trường Đại học Văn hóa TPHCM phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề: Phát huy nguồn lực văn hóa để xây dựng và phát triển “Thành phố sáng tạo” của TPHCM.

Chủ trì hội thảo có PGS.TS Nguyễn Thế Dũng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Văn hóa TPHCM và ThS. Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM.
TPHCM là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo của cả nước. Cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, TPHCM đang tập trung mọi nguồn lực cho sự phát triển, trong đó có nguồn lực văn hóa và định hướng đến năm 2030 trở thành trung tâm văn hóa của khu vực Đông Nam Á, năm 2045 là điểm đến hấp dẫn toàn cầu, văn hóa phát triển đặc sắc. Thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngày 25 tháng 10 năm 2023, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TPHCM đến năm 2030. Hiện nay, Thành phố đã xây dựng kế hoạch gia nhập mạng lưới sáng tạo thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO trên lĩnh vực điện ảnh là một trong những lợi thế, thế mạnh của ngành công nghiệp văn hóa ở Thành phố.  Mạng lưới “Thành phố sáng tạo” tập trung vào 7 lĩnh vực sáng tạo, gồm: Thiết kế; văn học; âm nhạc; thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian; ẩm thực, điện ảnh và nghệ thuật truyền thông.

Tại Việt Nam, năm 2019 UNESCO đã công nhận Hà Nội là thành phố sáng tạo trên lĩnh vực “thiết kế” và mới đây tháng 10/2023, UNESCO công nhận Hội An là thành phố sáng tạo trên lĩnh vực “Thủ công và nghệ thuật dân gian” và Đà Lạt là thành phố sáng tạo trên lĩnh vực “Âm nhạc”.

Ngày 16/4/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo UNESCO. Theo kế hoạch này, TPHCM cũng là một trong những địa phương tiếp theo, cùng với thành phố Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Vũng Tàu… có tiềm năng phát huy sáng tạo để phát triển bền vững và có khả năng tham gia vào mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO.

Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 33 bài tham luận của các cơ quan và của các nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên từ các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học. Trong đó tập trung các nhóm vấn đề như: Lợi thế và thách thức của văn hóa TPHCM trong phát triển “Thành phố sáng tạo”; Các nguồn lực văn hóa TPHCM để xây dựng và phát triển “Thành phố sáng tạo”; Những giải pháp để phát huy các nguồn lực văn hóa xây dựng và phát triển “Thành phố sáng tạo” có hiệu quả trong thời gian tới.

Thanh Nguyên

Cùng chuyên mục

Đồng Tháp: Nghề làm bột gạo Sa Đéc – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

23/02/2024 10:04 Chiều

Vừa qua, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ra quyết định công nhận giá trị độc đáo và tầm quan trọng của nghề truyền thống này trong đời sống văn hóa của người dân địa phương tỉnh Đồng Tháp.

Ngày hội gia đình ‘Blue khoẻ đẹp’ – lễ hội mùa hè sôi động bên bờ sông Sài Gòn

25/06/2024 05:51 Chiều

Từ ngày 28/6 đến 7/7/2024, tại Quảng trường công viên bờ sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) diễn ra lễ hội văn hoá thể thao mùa hè mang tên Ngày hội Gia đình 2024, với chủ đề Ngày hội blue khoẻ đẹp, dự kiến sẽ thu hút khoảng 30.000 lượt khách tham dự.

Phim tết ngóng khán giả

13/01/2022 02:28 Chiều

Hiện tại, lịch phim chiếu rạp dịp Tết Nguyên đán năm nay đã “chốt sổ” với 4 phim Việt và 5 phim ngoại, đủ để khán giả có nhiều lựa chọn giải trí.

Storytelling – Lay động lòng người bằng chuyện kể

16/11/2024 12:30 Chiều

Điều gì giúp thông điệp truyền tải luôn nổi bật và in dấu vào tâm trí người nghe? – Đó chẳng phải là nhờ Storytelling – nghệ thuật kể chuyện hay sao?

Đối tác