Viện nghiên cứu Phật học Khai mạc Hội thảo Văn học PGVN 2000 năm

12/01/2024 06:01 Chiều

Sáng ngày 12/01/2024, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợi cùng Trường Đại học KHXH và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức Hội thảo “”Văn học Phật giáo Việt Nam 2000 năm: Vấn đề tư liệu, danh mục tác phẩm, phiên dịch và nghiên cứu”.

Hội thảo sẽ là cơ hội làm sáng tỏ thêm về những thành tựu và hạn chế của văn học Phật giáo Việt Nam, đồng thời đề xuất tăng cường nghiên cứu về mối quan hệ về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật giữa văn học Phật giáo Việt Nam với văn học Phật giáo của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chứng minh, tham dự Lễ Khai mạc tại Học viện PGVN tại TP.HCM (cơ sở 1) có Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ, Chủ tịch HĐTS; HT. Thích Giác Toàn – Phó  Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; GS. Lê Mạnh Thát – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; HT. Danh Lung – Uỷ viên Thư ký HĐTS, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; HT. Thích Tâm Đức – Uỷ viên Thường trực HĐTS, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; TT. Thích Nhật Từ – Uỷ viên Thường trực HĐTS, Phó Viện trưởng, Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

Cùng tham dự còn có chư tôn đức đại diện các ban, ngành Trung ương Giáo hội; chư tôn đức BTS Phật giáo TP.HCM; chư tôn đức Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; đông đảo nhà nghiên cứu, học giả, nhà khoa học và đồng bào Phật tử.

Đại diện các cơ quan Nhà nước, cơ quan chuyên môn có bà Trần Thị Minh Nga – Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; PGS. Lê Quang Trường – Trưởng Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM); đại diện các cơ quan ban ngành TP.HCM, đại diện các phòng, khoa Trường Đại học KHXH và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cùng tham dự.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, HT. Thích Giác Toàn cho rằng: “Phật giáo đã hiện diện và gắn bó với dân tộc Việt trên dưới 2000 năm qua. Các bậc Tổ sư, Thiền sư và các học giả Phật tử đã không ngừng đóng góp trí tuệ cho nền văn học Việt Nam – nguồn kinh thư vô giá, hàm chứa thông điệp từ bi, trí tuệ, nhân bản, vô ngã, vị tha, và mang đậm tính nghệ thuật trong sáng, chân mỹ, làm cho đời sống tinh thần người Việt văn minh, ý nghĩa”.

Hòa thượng tin tưởng Hội thảo sẽ là bước đầu tìm hiểu và khẳng định giá trị, vị trí của Văn học Phật giáo trong nền văn học Việt Nam.

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn kỳ vọng những giá trị và đóng góp của văn học Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục được kế thừa và phát huy, góp phần đưa Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển bền vững, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện đại.

Trưởng lão Hoà thượng cũng khẳng định: “Văn học Phật giáo Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua hơn 2.000 năm, gắn liền với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Văn học Phật giáo Việt Nam quan hệ mật thiết với văn học dân gian, văn học bác học Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa, văn học dân tộc. Văn học Phật giáo Việt Nam có nhiều thể loại đa dạng, phong phú, bao gồm kinh, luận, truyện, thơ ca, ca dao, tục ngữ”.

Dịp này, bà Trần Thị Minh Nga bày tỏ sự tán đồng về mặt tổ chức và nội dung của Hội thảo. Qua đây, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ cũng gửi lời chúc mừng đến diễn đàn học thuật quan trọng này. Nhân đây, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tham gia vào công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn học Phật giáo Việt Nam.

Cũng tại Lễ Khai mạc, chư tôn đức, các nhà nghiên cứu, học giả, nhà khoa học cũng được nghe các phát biểu quan trọng mang tính định hướng, đề dẫn, để toàn thể Hội thảo cùng đi vào thảo luận 04 nhóm vấn đề chính yếu, gồm: Văn học Phật giáo Việt Nam: vấn đề văn bản và thư tịch. Văn học Phật giáo và loại hình tác giả thiền sư. Văn học Phật giáo và loại hình tác giả nhà Nho. Văn học Phật giáo trong mạch nguồn văn hóa dân tộc và khu vực.

Sau phiên khai mạc, Hội thảo tiếp tục diễn ra với 04 phiên chuyên đề, thảo luận những nội dung đã được ấn định trước theo những nhóm chủ đề cụ thể.

Nguồn: .phattuvietnam

Cùng chuyên mục

10 năm Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ

21/03/2021 09:14 Sáng

Kỷ niệm 10 năm Di sản Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, tại tỉnh Thanh Hóa sẽ diễn ra nhiều hoạt động có ý nghĩa.

Hoa hậu Vivian Trần diện áo dài đỏ đón Tết

26/01/2022 04:52 Chiều

Hoa hậu Doanh nhân quốc tế 2019 Vivian Trần chụp bộ ảnh đón Tết 2022 với áo dài truyền thống đỏ rực, trang điểm cùng tông màu.

Ssay Huỳnh và H’Hen Niê, Dustin Phúc Nguyễn: Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường qua âm nhạc

17/08/2024 02:42 Chiều

Nhạc sĩ Ssay Huỳnh và hoa hậu H'Hen Niê cùng Dustin Phúc Nguyễn đã chính thức ra mắt dự án âm nhạc môi trường và công chiếu MV "Save Her Earth – Save Your Life”. MV này mang màu sắc phim ảnh, viễn tưởng với kỹ xảo điện ảnh đỉnh cao, nhằm lan tỏa thông điệp thức tỉnh cùng nhau để tìm lại sự cân bằng cho hành tinh.

Phát huy nguồn lực văn hóa để xây dựng và phát triển “Thành phố sáng tạo” của TPHCM

14/11/2023 09:37 Chiều

Sáng 14/11, Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM và Trường Đại học Văn hóa TPHCM phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề: Phát huy nguồn lực văn hóa để xây dựng và phát triển “Thành phố sáng tạo” của TPHCM.

Đón nhận bằng xếp hạng di tích Đền thờ Tổng Bí thư Lê Duẩn

07/04/2022 04:19 Chiều

Nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (7/4/1907 - 7/4/2022), ngày 6/4, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Đối tác