Tín dụng xanh là chìa khóa phát triển bền vững

08/03/2024 07:35 Chiều

Đứng trước những thách thức to lớn từ hậu quả của biến đổi khí hậu, có nhiều giải pháp đã được triển khai để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, đảm bảo môi sinh - môi trường. Giải pháp về tài chính, trong đó, có chính sách tín dụng xanh, được xem là hiệu quả, từ đó góp phần hướng tới phát triển kinh tế bền vững.

Tín dụng xanh – xu thế tất yếu

Môi trường và phát triển có mối quan hệ vô cùng đặc biệt, môi trường là đối tượng và cũng chính là địa bàn để phát triển, trong khi đó, phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong mối liên kết đặc thù giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, ngân hàng đóng vai trò như một mắt xích trung gian, tác động gián tiếp đến môi trường thông qua hoạt động của khách hàng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong hệ thống ngân hàng, công tác quản lý môi trường có nhiều nét tương đồng với quản lý rủi ro. Việc kiểm soát chất lượng danh mục các khoản vay không những giúp ngân hàng giảm thiểu một cách tối đa tổn thất có thể xảy ra, mà còn gia tăng giá trị sinh lời cũng như uy tín cho ngân hàng. Do đó, một trong những trách nhiệm của ngân hàng là tích cực và chủ động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong điều hành hoạt động nội bộ, đồng thời chủ động tìm kiếm và khai thác những sản phẩm và cơ hội kinh doanh thân thiện với môi trường.

Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 của NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đã cho thấy một động thái tích cực mang tầm cỡ quốc gia nhằm thực hiện kế hoạch tăng trưởng xanh của toàn nền kinh tế. Nội dung của Chỉ thị số 03/CT-NHNN nêu rõ, hoạt động cấp tín dụng của ngành Ngân hàng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững. Đối với các tổ chức tín dụng,

Thống đốc NHNN yêu cầu chủ động triển khai xây dựng chương trình, chính sách tín dụng xanh, nhằm tăng dần tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng; khuyến khích nghiên cứu xây dựng và triển khai các giải pháp quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Hằng quý, các tổ chức tín dụng phải báo cáo kết quả triển khai tăng trưởng tín dụng xanh.

Một trong những điểm sáng đáng chú ý là chính sách tín dụng xanh của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua việc thực hiện chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Chương trình đã mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác bảo vệ môi trường, cải thiện môi sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân vùng nông thôn. Với chương trình này, các hộ nghèo khu vực nông thôn được vay tối đa 6 triệu đồng (mức cũ 4 triệu đồng) với lãi suất ưu đãi để xây dựng một công trình nước sạch hoặc vệ sinh, tối đa 12 triệu đồng cho cả hai công trình, thời hạn vay 5 năm kể từ ngày giải ngân.

Trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng trong nước đã bắt đầu quan tâm tới tín dụng xanh như VietinBank, Techcombank, ABBank, Sacombank… Xu hướng tín dụng hướng tới phát triển toàn diện và bền vững được dự báo sẽ tăng mạnh hơn trong thời gian tới nhờ sự hỗ trợ về chính sách của cơ quan quản lý.

Xanh hóa nền kinh tế đang là xu hướng toàn cầu và ngày càng được quan tâm trong các chương trình nghị sự quốc tế nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ tăng trưởng kinh tế đến môi trường và xã hội.

Trong đó, tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, tạo nguồn lực giúp các doanh nghiệp đầu tư dự án, chương trình, cơ sở hạ tầng nhằm giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường.

Dư địa đầu tư chuyển đổi xanh rất lớn

Dư nợ cấp tín dụng xanh tại Việt Nam hiện ước đạt hơn 500 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, cho thấy dư địa để đầu tư hỗ trợ mục đích chuyển đổi xanh tại Việt Nam là rất lớn.

Chính sách tín dụng xanh, được xem là hiệu quả, từ đó góp phần hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
Chính sách tín dụng xanh, được xem là hiệu quả, từ đó góp phần hướng tới phát triển kinh tế bền vững

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư chủ đề “Việt Nam – Điểm đến đầu tư”, diễn ra ngày 7/3 tại Hàn Quốc, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Phạm Như Ánh cho biết, tài chính xanh là chìa khóa để Việt Nam cam kết Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) và phát triển bền vững.

Theo ông Ánh, nhu cầu vốn của châu Á để chuyển đổi xanh đến năm 2050 là khoảng 5.000 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu vốn của Việt Nam chuyển đổi xanh đến năm 2040 ước khoảng 368 tỷ USD, tương đương khoảng 8,8 triệu tỷ đồng. Mục tiêu tín dụng xanh của Việt Nam đến năm 2025 đạt 68,24 tỷ USD (tương đương 1,68 triệu tỷ đồng).

Giai đoạn 2016-2023, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Trong giai đoạn này, có 43/49 ngân hàng thương mại Việt Nam đã tham gia cấp tín dụng xanh. Tính đến 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt 22,56 tỷ USD, tương đương hơn 564 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Với mục tiêu đề ra, dự kiến tỷ trọng tín dụng xanh trên tổng dư nợ sẽ tăng lên khoảng 10% trong năm 2025.

Theo ông Phạm Như Ánh, cơ hội đầu tư vào chuyển đổi xanh tại Việt Nam rất lớn, do hầu hết các ngành nghề tại Việt Nam đều cần hướng tới chuyển đổi xanh.

Với mục tiêu quốc gia giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2030, cơ hội đầu tư khí hậu của Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2030 sẽ lên tới 753 tỷ USD (khoảng 18,5 triệu tỷ đồng). Và nhu cầu tín dụng đến năm 2040 lên tới 8,8 triệu tỷ đồng, tập trung mạnh ở mảng ngành Năng lượng tái tạo và năng lượng sạch (tính đến tháng 3/2023, cơ cấu tín dụng xanh chuyển dịch mạnh về ngành Năng lượng tái tạo, chiếm 45% tổng dư nợ xanh).

“Các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam cho mục đích hỗ trợ chuyển đổi xanh, giảm phát thải sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế (cam kết thuế tối thiểu toàn cầu) và ưu đãi tín dụng của chính phủ Việt Nam”, ông Ánh chia sẻ.

Theo Doanhnghiepvadautu

 

Cùng chuyên mục

Từ ngày 5/3, Lạng Sơn tiếp tục nhận hàng xuất khẩu tới biên giới

05/03/2022 06:27 Chiều

Căn cứ vào năng lực dung chứa của các bãi kiểm hóa, trung chuyển, bãi tạm dừng trên địa bàn tỉnh, Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn thông báo, từ ngày mai (5/3), tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục tiếp nhận xe chở hàng hóa xuất khẩu từ các địa phương trong nước lên khu vực biên giới của tỉnh.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch đạt 25,57 tỷ USD

06/04/2022 08:54 Chiều

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 25,57 tỷ USD, chiếm 28,87% tổng KNXK và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng gần 21.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng qua kênh OMO

07/11/2022 03:51 Chiều

NHNN đáo hạn gần 37.176 tỷ đồng số giấy tờ có giá trong 5 phiên liền trước, tất cả đều có kỳ hạn 7 ngày. Qua kênh cầm cố giấy tờ có giá (OMO), Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng gần 21.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng.

Không để tăng giá hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

09/12/2021 07:36 Chiều

Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, các địa phương đôn đốc doanh nghiệp triển khai các hoạt động thương mại nội địa, chương trình kích cầu tiêu dùng, kinh doanh sản xuất dự trữ đầy đủ, có phương án bảo đảm nguồn cung cho thị trường, không để tăng giá đột biến dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Thu ngân sách nhà nước đạt 39,8% dự toán

08/05/2023 03:45 Chiều

Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt ước đạt 645,4 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8% dự toán, bằng 95% so cùng kỳ năm 2022.

Đối tác