WTO: Giá trị xuất khẩu thép có thể giảm 4% do điều chỉnh biên giới carbon

21/03/2024 03:46 Chiều

Theo ước tính của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lĩnh vực thép có thể giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu dưới tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon.

Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, trong hai tháng đầu năm nay, ngành xuất khẩu sắt thép của Việt Nam đã đạt mức 1,5 tỷ USD. Mặc dù trong tháng 2, việc xuất khẩu sắt thép giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng qua, ước đạt 950 nghìn tấn, trị giá 678 triệu USD, giảm 18,1% về lượng và 17,6% về trị giá so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng mạnh, lên đến 19,3% về lượng và 12,6% về trị giá.

Nhìn nhận về tình hình xuất khẩu thép, TS Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho biết, ngành thép đã góp phần quan trọng vào việc duy trì sự xuất siêu của Việt Nam trong bối cảnh khó khăn của thương mại quốc tế. Đặc biệt, thị trường EU vẫn duy trì thặng dư thương mại, đóng góp tích cực từ các mặt hàng như thép.

Giá trị xuất khẩu thép có thể giảm 4% do điều chỉnh biên giới carbon
Giá trị xuất khẩu thép có thể giảm 4% do điều chỉnh biên giới carbon.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2023, xuất khẩu sang thị trường EU đã phải đối mặt với hai rào cản lớn: Các biện pháp tự vệ và cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).

Rào cản đầu tiên đến từ các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu, khi EU đã quy định các biện pháp mới hiệu lực từ ngày 01/7/2023, tiếp tục duy trì các biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu vào EU đến 30/6/2024. Việt Nam cần duy trì tỷ trọng xuất khẩu dưới mức 3% tổng kim ngạch EU nhập khẩu đối với từng loại sản phẩm, nếu vượt hạn ngạch, mức thuế nhập khẩu phải nộp cho phần vượt là 25%.

Rào cản thứ hai là cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), hướng tới việc đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU, dựa trên khí thải carbon trong quy trình sản xuất nước sở tại. Cơ chế này hiện đang ở giai đoạn 1, khi các doanh nghiệp xuất khẩu phải khai báo mức phát thải. Tuy nhiên, trong tương lai, khi CBAM bước vào các giai đoạn tiếp theo, các doanh nghiệp thép của Việt Nam sẽ phải mua chứng chỉ phát thải CBAM từ năm 2026, tăng chi phí và gặp khó khăn cạnh tranh nếu không lên kế hoạch giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất. Theo ước tính của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lĩnh vực thép có thể giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu dưới tác động của CBAM. Nhu cầu giảm này kéo theo sự giảm sản lượng khoảng 0,8%, cùng với ảnh hưởng bất lợi về khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Theo Doanhnghiephoinhap.vn

Cùng chuyên mục

Top những việc làm tại nhà mùa dịch Covid-19

07/09/2021 04:45 Chiều

Dịch Covid-19 làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm. Sau đây là một số gợi ý về 12 việc làm online tại nhà đang rất phổ biến hiện nay có thể giúp người lao động chủ động trong công việc, tăng thêm thu nhập.

Việt Nam là lựa chọn hàng đầu trong nhóm thị trường mới nổi

12/09/2022 08:56 Chiều

Nhờ những nỗ lực trong nhiều năm qua, Việt Nam được coi là một điểm đến đầu tư hấp dẫn và là nền kinh tế năng động, có độ mở lớn và duy trì tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao trên thế giới.

Xuất khẩu hồ tiêu sang Mỹ tăng mạnh

09/11/2023 11:56 Chiều

Trong tháng 10/2023, thị trường Mỹ chiếm 26,9% lượng xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam đạt 5.169 tấn và tăng 34,5% so với tháng trước.

Sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi đúng trọng tâm, hiệu quả, không dàn trải

10/04/2022 08:08 Chiều

Ngày 10/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện 310/CĐ-TTg về việc phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước năm 2021.

Thép xây dựng đồng loạt tăng giá

12/03/2022 02:11 Chiều

Các doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh tăng giá thép xây dựng thêm từ 250 - 810 đồng/kg so với thời điểm đầu tuần.

Đối tác