Gạo đặc sản ‘đua’ xuất sang thị trường cao cấp

08/07/2024 08:34 Chiều

Các mặt hàng gạo đặc sản chất lượng cao xuất khẩu như ST25, ST24, Nàng hoa, OM được nhiều thị trường cao cấp ưa chuộng. Giá thành gạo nguyên liệu trong nước tăng nên giá gạo thành phẩm cũng tăng.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, so với cùng kỳ năm trước, trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,7 triệu tấn, tăng 10,4% và kim ngạch đạt gần 3 tỉ USD, tăng 32%. Giá xuất khẩu gạo bình quân 6 tháng tăng trên 18% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhiều thị trường đạt mức giá xuất khẩu gạo bình quân rất cao như Brunei lên tới 959 USD/tấn, Mỹ đạt 868 USD/tấn, Hà Lan đạt 857 USD/tấn, Ukraine đạt 847 USD/tấn, Iraq đạt 836 USD/tấn, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 831 USD/tấn…

Các mặt hàng gạo đặc sản chất lượng cao như ST25 được nhiều thị trường cao cấp ưa chuộng. Thời gian gần đây, giá thành gạo nguyên liệu trong nước tăng nên giá gạo thành phẩm cũng tăng.

Đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây là thị trường Pháp. Chỉ trong quý 1, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường này tăng đột biến tới 18.200 tấn và giá trị 19,1 triệu USD; bình quân 1 tấn gạo có giá trên 1.000 USD.

6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,7 triệu tấn, tăng 10,4%.

Tính chung cả khu vực EU, chỉ trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã cung cấp tới 46.000 tấn gạo, kim ngạch đạt 41,4 triệu USD, tăng tới gần 118% so với cùng kỳ năm trước.

Thương vụ Việt Nam tại EU cho biết, các giống gạo thơm đặc sản như ST25, ST24, Nàng hoa, OM rất được thị trường ưa chuộng nhờ chất lượng thơm ngon. Vì vậy, giá gạo Việt Nam tại đây cao hơn mức trung bình của các nước.

Kết quả gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường EU là nhờ các doanh nghiệp đã và đang tận dụng các cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). So với các nước xuất khẩu gạo khác như Ấn Độ và Thái Lan, Việt Nam là nước có thể cạnh tranh lớn nhất ở các thị trường này và cũng là lĩnh vực tốt nhất tận dụng thuận lợi thương mại do EVFTA mang lại ngay trong năm đầu tiên.

Ngoài châu Âu, trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 135.300 tấn gạo sang thị trường châu Mỹ, kim ngạch đạt 94,5 triệu USD, tăng 299% so với cùng kỳ.

Hiện Philippine cũng đang có nhu cầu rất lớn trong hợp tác mua gạo và sản xuất lương thực với Việt Nam. Nhiều nước khác cũng có nhu cầu mua gạo Việt. Bởi vậy, các doanh nghiệp trong nước cần thúc đẩy hợp tác để thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Theo DNVN

Cùng chuyên mục

Triển khai quyết liệt nhiều giải pháp phục hồi kinh tế

16/02/2022 09:58 Sáng

Giảm thuế VAT, tiếp tục miễn giảm lãi suất cho vay và đặc biệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công… chương trình phục hồi kinh tế đang được triển khai quyết liệt.

3 thị trường lớn nhất của xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam tiếp tục là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản

07/05/2024 11:46 Sáng

Để tiếp tục duy trì tốt đà tăng trưởng trong xuất khẩu, Bộ NN&PTNT tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản, nhất là sang các thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU; đồng thời, mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng…

Áp lực lạm phát vì giá hàng hóa tăng gần 50%; tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 0,5%

17/03/2022 07:33 Sáng

Theo Nikkei Asia, giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, tốc độ nhanh nhất trong gần 3 thập kỷ qua, khiến đà phục hồi kinh tế chững lại, gây áp lực lớn lên lạm phát.

Sẽ giải ngân khoảng 50% của gói 350.000 tỷ đồng phục hồi kinh tế

03/03/2022 08:53 Sáng

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến trong năm 2022 này, sẽ giải ngân khoảng 50% của gói 350.000 tỷ đồng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng tăng 37%

28/09/2022 04:28 Sáng

Riêng tháng 8, xuất khẩu thủy sản ở mức trên 1 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm trước. Trong 8 tháng đầu năm, ngành thủy sản xuất siêu gần 5,8 tỷ USD.

Đối tác