Bạc Liêu: Tháo gỡ khó khăn cho Dự án Nhà máy Nhiệt khí LNG 4 tỷ đô

15/10/2021 06:48 Sáng

Sáng ngày 14/10, Bộ Kế hoạch Đầu tư họp trực tuyến với UBND tỉnh Bạc tháo gỡ những khó khăn trong việc chuẩn bị đầu tư để bước sang giai đoạn đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu 3.200MW.

Dự án điện khí LNG 4 tỷ USD tại Bạc Liêu
Dự án điện khí LNG 4 tỷ USD tại Bạc Liêu.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết, đến nay Dự án Nhà máy Nhiệt khí LNG tại Bạc Liêu đã hoàn thành các bước quan trọng đó là đã được Bộ Tài nguyên Môi trường phê duyệt đánh giá tác động môi trường; bến cảng khí hóa lỏng của Dự án tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu đã được Thủ tướng phê duyệt đưa vào quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Các đối tác của Dự án, đánh giá cao về tính khả thi, tiềm lực của các đối tác thực hiện Dự án.

Từ tình hình thực tế như trên, UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị Tổ công tác đặc biệt và các Bộ ban ngành ủng hộ, sớm xử lý các vướng mắc còn lại của Dự án.

Điểm cầu trực tuyến tại Bộ Kế hoạch Đầu tư nêu những giải pháp để Dự án Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu sớm hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Ảnh: Nhật Hồ
Điểm cầu trực tuyến tại Bộ Kế hoạch Đầu tư nêu những giải pháp để Dự án Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu sớm hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Ảnh: Nhật Hồ.

Cụ thể, đến nay còn 3 vấn đề thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ để làm cơ sở ký kết Hợp đồng mua bán điện với EVN, đó là trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế bảo đảm Nhà nước để thực hiện Dự án (theo quy định tại Điều 11 Luật Đầu tư, Điều 3 Nghị định 31 của Chính phủ); Trình Thủ tướng phê duyệt đấu nối truyền tải điện 500KV (bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia) đáp ứng theo tiến độ của Dự án Điện khí LNG Bạc Liêu. Trong thời gian chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế bảo đảm Nhà nước, đề nghị Bộ Công Thương sớm thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, đồng thời cho phép EVN và Công ty TNHH Điện khí Bạc Liêu được triển khai ngay việc đàm phán hợp đồng mua bán điện (như thông lệ đã áp dụng với các dự án nhà máy điện có sử dụng vốn vay quốc tế trước đây).

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nêu những khó khăn, thuận lợi tại dự án Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nêu những khó khăn, thuận lợi tại dự án Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết thêm: Dự án Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu là động lực quan trọng quyết định trong 5 trụ cột kinh tế – xã hội và là 1 trong 3 khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của tỉnh Bạc Liêu.

Dự án có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế, giúp tỉnh Bạc Liêu sớm tự chủ ngân sách và sớm vươn lên vào nhóm các tỉnh khá trong khu vực theo chỉ đạo Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh. Tỉnh Bạc Liêu rất vui mừng khi thu hút được dự án đầu tư có quy mô lớn và quan trọng này.

Dự án chắc chắn sẽ góp phần quan trọng phát huy thế mạnh và tiềm năng của tỉnh, đưa Bạc Liêu phát triển thành một trong những trung tâm của cả nước về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu do Công ty Delta Offshore Energy Pte. Ltd (DOE) của Singapore làm chủ đầu tư và Tập đoàn Bechtel (Mỹ) là tổng thầu EPC. Đây được xem là dự án đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài lớn nhất ĐBSCL tính tới thời điểm này, với tổng mức đầu tư trên 4 tỉ USD.

Dự án có tổng công suất thiết kế 3.200 MW trên diện tích đất 70ha tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; trạm tiếp nhận và lưu trữ nhiên liệu có diện tích nổi FSU hoặc trạm lưu trữ và tái hóa khí nổi FSRU khoảng 100ha mặt biển có công suất lưu trữ từ 150.000 đến 174.000m3 khí LNG; trạm tái hóa khí và 35km đường ống dẫn khí áp suất cao.

Dự án được cấp chứng nhận đầu tư vào tháng 1 năm 2020, nhà đầu tư có 12 tháng để hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư và khởi công dự án vào đầu năm 2021. Dự kiến đến đầu năm 2024, tổ máy tua-bin khí giai đoạn 1 (công suất 750 MW) sẽ vận hành và tiếp tục xây lắp, đưa vào vận hành các tổ máy còn lại của dự án để đạt đủ công suất 3.200 MW trước tháng 12.2027.

Diệu Hồng

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp vận tải đua nhau tăng giá

15/03/2022 07:57 Sáng

Hàng chục doanh nghiệp vận tải hành khách tại các bến xe ở TP HCM đã đồng loạt kê khai điều chỉnh tăng giá vé, sau khi giá xăng dầu liên tục tăng cao. Các chủ doanh nghiệp vẫn đứng ngồi không yên với bài toán cân bằng thu chi để giữ khách.

Học hỏi 4 điều này, thu nhập của bạn sẽ tăng gấp nhiều lần hiện tại!

19/12/2023 07:42 Chiều

Bạn đã từng thử tìm cách giúp tăng thu nhập lên gấp hai gấp ba lần chưa? Hay nó chỉ mới ở trong suy nghĩ và bạn chưa biết cách thực thi?

10.000 tỷ đồng hỗ trợ BIWASE triển khai các dự án về nguồn nước và cải thiện môi trường

07/09/2024 11:52 Sáng

Chiều 6/9, Công ty cổ phần – Tổng Công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã ký kết hợp đồng tài trợ vốn dài hạn lên đến hơn 10.000 tỷ đồng nhằm phát triển các dự án trọng điểm về nguồn nước và cải thiện môi trường tại Bình Dương và các khu vực lân cận.

Chương Trình Khuyến Mãi Tại Trust Markets Có Gì Hấp Dẫn?

08/11/2023 04:11 Chiều

Sàn Trust Markets là một sàn giao dịch đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực gần 10 năm, sàn đã nhanh chóng trở thành một đối thủ đáng gờm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Giải pháp nào để thúc đẩy xuất khẩu nông sản cuối năm?

18/09/2021 11:13 Sáng

Trước những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, để xuất khẩu nông sản phục hồi những tháng cuối năm cần những chính sách g

Đối tác