Bệnh đậu mùa khỉ: Nguy cơ cao xâm nhập và gây bệnh ở nước ta

04/08/2022 06:40 Chiều

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ đầu năm đến cuối tháng 7, thế giới đã ghi nhận hơn 21.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (trong đó có 7 trường hợp tử vong) tại gần 80 quốc gia.

Hàng xóm sát vách của nước ta là Singapore cũng đã ghi nhận 8 trường hợp mắc đậu mùa khỉ (gồm 4 ca nội địa và 4 ca nhập cảnh). Theo đó, nguy cơ dịch bệnh này xâm nhập và lây lan ở nước ta là không nhỏ…

Nhiu biến chng nguy him

Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ (ĐMK) là một bệnh do virus ĐMK gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người hoặc lây từ người sang người. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu. Ca bệnh ĐMK đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Công-gô và sau đó trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Người lành có thể bị lây bệnh ĐMK do tiếp xúc gần với người mắc bệnh bao gồm tiếp xúc mặt đối mặt, da kề da, miệng – miệng hoặc miệng – da, kể cả quan hệ tình dục. Thậm chí, khi một người nhiễm bệnh chạm vào quần áo, giường, khăn tắm, đồ vật, thiết bị điện tử và các bề mặt; người lành chạm vào những đồ vật này sau đó có thể bị nhiễm bệnh. Người lành cũng có thể bị nhiễm bệnh do hít phải vảy da hoặc virus từ quần áo, giường hoặc khăn tắm của người bệnh.

Cũng theo WHO, các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ĐMK là: sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, phát ban, tổn thương ở da. Các tổn thương da ban đầu sẽ bằng phẳng, sau đó chứa dung dịch, một thời gian thì đóng vảy, khô và bong ra. Số lượng tổn thương da dao động từ một vài nốt đến vài nghìn nốt. Những nốt này có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.

Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần và tự biến mất hoặc khi được chăm sóc hỗ trợ. Bệnh ĐMK có thể gây ra các triệu chứng nhẹ hoặc nặng. Những người có nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc biến chứng cao hơn bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và những người bị suy giảm miễn dịch. ĐMK có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng da, viêm phổi, lú lẫn và các vấn đề về mắt; thậm chí tử vong.

Mặc dù ĐMK đã ghi nhận trên người được 52 năm, tuy nhiên nó chỉ là bệnh khu vực (chủ yếu xảy ra ở Trung Phi và Tây Phi). Song thời gian gần đây, ĐMK xâm nhập và lây lan ở nhiều nước trên thế giới. Theo đó, ngày 23-7, Tổng Giám đốc WHO đã phải công bố đợt bùng phát dịch bệnh ĐMK hiện nay đáp ứng các tiêu chí đánh giá tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế theo Điều lệ Y tế quốc tế do tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa của dịch bệnh tới các quốc gia khác là rất rõ ràng; nguy cơ mắc bệnh ĐMK là ở mức trung bình trên toàn cầu, riêng khu vực châu Âu là ở mức nguy cơ cao.

Sn sàng d phòng đáp ng vi dch bnh

Việt Nam tuy chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh ĐMK, song nguy cơ bệnh xâm nhập và gây bệnh ở nước ta là hoàn toàn có thể do bệnh dịch đã ghi nhận ở nhiều quốc gia, sự giao lưu đi lại thuận tiện và có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, trong khu vực.

Theo đó, ngày 24-7, một ngày sau khi WHO công bố tình trạng khẩn cấp của bệnh ĐMK, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp trực tuyến đánh giá tình hình dịch bệnh và thống nhất các giải pháp trong thời gian tới. Tại cuộc họp, để chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh ĐMK ở nước ta, bà Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo các vụ, cục, đơn vị phối hợp với WHO, CDC Hoa Kỳ và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ chính như: Xây dựng kế hoạch đáp ứng với bệnh ĐMK tại Việt Nam. Các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng với bệnh ĐMK tại địa phương; Củng cố năng lực xét nghiệm chẩn đoán, xác định tại các viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, các cơ sở y tế có năng lực; Đẩy mạnh việc giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời, đặc biệt lưu ý các trường hợp có tiền sử về từ vùng dịch, kịp thời phát hiện, truy vết, điều tra, quản lý ca bệnh và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng…

Riêng tại TP.HCM, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP triển khai giám sát người nhập cảnh qua đường hàng không, hàng hải để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ bằng cách giám sát thân nhiệt người nhập cảnh; triệu chứng phát ban có bóng nước cấp tính của tất cả các người nhập cảnh. Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, kiểm dịch viên y tế sẽ thăm khám, khai thác thông tin hành chính, lập phiếu điều tra dịch tễ. Sau khi điều tra dịch tễ, nếu là trường hợp có thể (có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ), kiểm dịch viên y tế hướng dẫn người nhập cảnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới hoặc các bệnh viện đa khoa có khu cách ly để được kiểm tra, theo dõi.

Đối với các trung tâm y tế quận/huyện, trạm y tế xã/phường, phòng khám, Sở Y tế yêu cầu tăng cường truyền thông cho người dân khi có triệu chứng nghi ngờ phải đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được tư vấn, khám sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán (nếu cần).

Sở Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập, tư nhân, khi tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ phải tiến hành sàng lọc, phân luồng, hướng dẫn người bệnh di chuyển đến buồng khám sàng lọc. Nếu là trường hợp có thể, lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Viện Pasteur TP.HCM để làm xét nghiệm chẩn đoán xác định. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, hướng dẫn người bệnh tự cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện và không có triệu chứng nặng) hoặc cách ly tại khu cách ly của bệnh viện.

Riêng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới được phân công là bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận các trường hợp có thể kèm triệu chứng nặng; các trường hợp có thể nhưng không đủ điều kiện cách ly tại nhà, bệnh viện; các trường hợp xác định mắc bệnh ĐMK…

Nguồn: giaoduc.edu.vn

Cùng chuyên mục

Kiểu đi bộ “độc lạ” tốt cho tim, xương, khớp, đốt cháy calo hiệu quả: Bạn đã biết chưa?

13/07/2022 05:56 Sáng

Đi bộ kiểu Bắc Âu là bài tập giúp rèn luyện cơ thể, tốt cho tim và cải thiện sức khỏe.

Khắc phục tình trạng viêm xoang mãn tính tại nhà

13/08/2022 12:33 Sáng

Bạn có thể khắc phục tình trạng viêm xoang mãn tính bằng những cách đơn giản bạn hãy chú ý nhé.

Salonpas HCMC Marathon lần thứ 9 tiếp lửa cho phong trào chạy bộ

14/04/2022 02:19 Chiều

Giải đấu với truyền thống lâu đời nhất tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ chính thức khai mạc vào ngày 16/4/2022. Các cự ly và đường chạy cùng nhiều điều mới mẻ được giới thiệu đến cho người chạy bộ nhằm cỗ vũ tinh thần thể thao và lối sống tích cực tại thành phố năng động nhất Việt Nam.

5 loại trái cây không quá ngọt nhưng nhiều đường

02/03/2022 02:44 Chiều

Nhiều người khi ăn trái cây thường chọn những loại trái cây không ngọt vì nghĩ rằng trái cây không ngọt có hàm lượng đường thấp. Nhưng thực tế, trái cây có ngọt hay không ít liên quan đến hàm lượng đường của chính nó. Hãy cùng điểm qua một số loại trái cây có vị không ngọt nhưng lại có lượng đường cao?

Đối tác