Bộ Kế hoạch & Đầu tư dự kiến 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế đến năm 2023

25/07/2022 04:53 Chiều

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư xây dựng dự thảo Đề án Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn, dự kiến lấy ý kiến và báo cáo Thường trực chính phủ trong tháng 7.

Tại dự thảo Đề án Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn, Bộ Kế hoạch & Đầu tư xây dựng 3 kịch bản dự báo cho 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Ở cả ba kịch bản, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 đạt mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ Kế hoạch & Đầu tư xây dựng dự thảo Đề án Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn. Dự thảo đã được lấy ý kiến và sẽ báo cáo Thường trực Chính phủ trong tháng 7.

tphcm4-16512086615091761780817-8792-6996

Bộ Kế hoạch & Đầu tư xây dựng kịch bản dự báo kinh tế sáu tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Ảnh: Báo Chính phủ.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, dự thảo được xây dựng trong bối cảnh rủi ro, thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô làm gia tăng áp lực, rủi ro đối với phục hồi kinh tế nước ta trong 6 tháng cuối năm 2022, và cả các năm tiếp theo.

Chỉ số CPI tháng 6/2022 nếu so với cuối năm 2021 đã tăng 3,18%, gấp hơn hai lần so với mức tăng cùng kỳ năm 2019 (1,41%). Tính chung 6 tháng, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 6,04% so với cùng kỳ năm trước; giá nhiều hàng hóa đầu vào nhập khẩu cũng tăng cao.

Giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, cộng hưởng với đà phục hồi tiêu dùng trong nước, tạo áp lực lạm phát, chi phí sản xuất tăng cao; làm suy giảm sản xuất, chậm lại đà phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.

3 kịch bản tăng trưởng từ nay đến 2023

Trên cơ sở dự báo tình hình trong nước, quốc tế, Bộ Kế hoạch & Đầu tư xây dựng ba kịch bản dự báo cho 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Ở kịch bản cao: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế khoảng 4%, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 đạt mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Tại kịch bản trung bình: kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát cao hơn 4%, nhưng vẫn được kiểm soát, một số cân đối lớn không bảo đảm cân bằng, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 chỉ tiệm cận mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Với kịch bản thấp kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, nhiều cân đối lớn không bảo đảm cân bằng, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 thấp hơn mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Mỗi kịch bản đi kèm dự báo, xác định xu hướng một số nhóm chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô: an toàn nợ công, tài chính công quốc gia; ổn định tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng; lạm phát, giá cả hàng hoá; cân đối sản xuất – tiêu thụ, xuất – nhập khẩu một số nhóm hàng hoá, dịch vụ quan trọng của nền kinh tế; cân đối thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá; lao động, việc làm.

Trước đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư kiến nghị Chính phủ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm khoảng 7%, cao hơn mức phấn đấu cao khoảng 0,5%, nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Theo Tiền Phong

Cùng chuyên mục

Chặn đà tăng giá xăng dầu, Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm 8% thuế nhập khẩu

07/06/2022 09:59 Chiều

Bộ Tài chính đề xuất giảm 8% thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng động cơ không pha chì từ mức 20% hiện nay xuống mức 12% nhằm góp phần chặn đà tăng giá xăng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng diễn biến tình hình gần đây đang cho thấy thị trường xăng dâu thế giới sẽ còn nhiều biến động khó lường, tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu của nước ta.

Có tiền nhàn rỗi, bạn đã biết cách đầu tư sinh lời đúng cách?

13/09/2021 05:06 Chiều

Sau một thời gian dành dụm, bạn sở hữu một khoản tiền nhàn rỗi tương đối. Và với người trẻ hiện nay, khoản tiền này không còn “nhàn rỗi” mà có thể sinh lời đều đặn, gia tăng thu nhập cho bản thân. Đầu tư tiền nhàn rỗi hiệu quả là đầu tư vào một lĩnh vực mà vẫn đảm bảo mức độ an toàn và sinh lời hấp dẫn. Đầu tư chứng khoán, mua bán bất động sản hay gửi tiết kiệm là câu trả lời khá phổ biến của nhiều người hiện nay.

Tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo

16/08/2023 06:04 Chiều

Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 15 tháng 8 năm 2023 về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.

Kinh tế – xã hội tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực

04/05/2022 06:39 Sáng

Tháng 4 và 4 tháng đầu năm, kinh tế - xã hội cả nước tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, nhiều lĩnh vực đạt mức tốt hơn cả những năm trước đại dịch.

Lãi suất ngân hàng tăng: Tình hình thị trường và xu hướng mới

15/08/2024 10:06 Sáng

Ngày 13/8/2024, lãi suất ngân hàng ghi nhận sự thay đổi lớn. Trong khi 12 ngân hàng tăng lãi suất huy động từ đầu tháng 8, một ngân hàng giảm lãi suất. Đặc biệt, nhiều ngân hàng đã nâng lãi suất kỳ hạn 12 tháng lên trên 5%/năm.

Đối tác