Theo đó, nhóm nghiên cứu đã theo dõi sức khỏe của hơn 2.000 người trưởng thành trong một thập kỷ để xác định tác dụng của cà phê đối với bệnh Alzheimer. Kết quả cho thấy, những người có thói quen uống cà phê thường xuyên có ít khả năng phát triển suy giảm nhận thức hơn những người khác hoặc không phát triển bất kỳ triệu chứng nào trong suốt thời gian theo dõi.
“Bệnh Alzheimer xuất hiện khi các amyloid kết tụ với nhau tạo thành mảng gây độc cho não, nhưng caffein có thể làm chậm quá trình này. Cụ thể, uống 2 tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm sự tích tụ amyloid trong não đi 5%, tương đương với giảm 8% khả năng xuất hiện suy giảm trí nhớ trong cùng một khoảng thời gian.
Dù vẫn cần nghiên cứu thêm nhưng kết quả này rất đáng khích lệ bởi uống cà phê là một thói quen đơn giản mà ai cũng có thể làm” – Tiến sĩ Samantha Gardener, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay.
Ở thời điểm hiện tại, nghiên cứu chưa nhận thấy sự khác biệt nào giữa các loại cà phê trong việc làm giảm khả năng phát triển Alzheimer cũng như chính xác các thành phần nào trong cà phê mang lại hiệu quả này.
Về bản chất, caffeine đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa một phần chứng suy giảm trí, nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Các thành phần khác trong cà phê như cafestol, kahweol và Eicosanoyl-5-hydroxytryptamide cũng đã được chứng minh là ảnh hưởng đến suy giảm nhận thức ở động vật trong các nghiên cứu khác nhau.
Không chỉ làm giảm nguy cơ phát triển suy giảm trí tuệ, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống một lượng cà phê vừa đủ hằng ngày là tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, theo Hiệp hội Alzheimer, chúng ta nên duy trì thói quen tập luyện, không hút thuốc lá hay thường xuyên và tham gia hoạt động xã hội để tăng cường lối sống lành mạnh và cải thiện sức khỏe.