Tuy nhiên điều này còn chưa nguy hiểm bằng các hóa chất, phụ gia được sử dụng trong quá trình sản xuất bún.
Chất độc hại thứ hai thường xuyên được sử dụng trong bún là hàn the.
Thứ nhất là Tinopal, được sử dụng nhằm mục đích làm trắng và cải thiện độ bóng bề mặt, khiến sản phẩm hấp dẫn hơn. Khi ăn phải bún, phở có chứa hóa chất này, người tiêu dùng có thể gặp các bệnh lý khác nhau tùy theo nồng độ hóa chất vào cơ thể, thời gian ăn, mức độ đáp ứng của cơ thể.
Ảnh hưởng sớm nhất là tác động đến đường tiêu hóa, niêm mạc ruột gây chậm tiêu, viêm loét ruột, dạ dày. Nếu bị nhiễm kéo dài, người bệnh có thể bị rối loạn quá trình sinh tổng hợp của tế bào ruột, gan, thận và nguy cơ mắc ung thư.
Chất độc hại thứ hai thường xuyên được sử dụng trong bún là hàn the. Theo PGS.TS Hồ Phú Hà – Trưởng bộ môn Công nghệ Thực phẩm (ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội), đây là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm song chúng thường xuyên được dùng trong quá trình sản xuất bún nhằm tạo độ giai, giòn và lâu hỏng.
Dùng hàn the liều cao có thể gây ngộ độc cấp với biểu hiện nôn mửa, chóng mặt, còn với liều lượng nhỏ tích tụ và gây ngộ đôc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể.
Hàn the khi vào cơ thể không đào thải hết mà tích tụ lại bệnh. Trẻ ăn các thực phẩm có hàn the sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận…
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng hơn với các sản phẩm bún, bún tươi có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng. Bạn nên lựa chọn sản phẩm bún, bánh tươi có nguồn gốc rõ ràng của cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được cơ quan chức năng chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hạn chế ăn bún, phở tại hàng quán.
NT (theo khoahoc.tv)