Chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều các nước trong khu vực

07/04/2022 04:30 Chiều

Theo ông Đào Duy Tám, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan, để thông quan một lô hàng liên quan đến nhiều đơn vị như kiểm tra chuyên ngành, việc cắt giảm chi phí phải có sự chung sức của tất cả các cơ quan liên quan.

Gần đây, phí chuyên chở container tiếp tục được nhiều hãng tàu thông báo điều chỉnh tăng đến 20%, dù mức giá đã rất cao, tăng vài lần so với trước khi có dịch.

Tại tọa đàm “Tìm giải pháp kéo giảm chi phí xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp” do Báo Hải quan tổ chức ngày  06/4/2022, ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn IPPG, cho biết, chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều so với mặt bằng chung trên thế giới.

Theo số liệu năm 2020 của Ngân hàng thế giới, chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 20-25% GDP. Trong khi đó, tại Thái Lan chỉ là 19%, Malaysia là 13%, Singapore 8% và Mỹ chỉ 7,7%.

Chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều các nước trong khu vực
Chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều các nước trong khu vực.

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, hiện giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế đã tăng vọt 3-4 lần, thậm chí có thời điểm, giá cước tăng 5-6 lần so với trước dịch. Trước đây, giá cước vận chuyển hàng hóa từ châu Á đi Hoa Kỳ là khoảng 1-1,8 USD/kg, nhưng hiện nay đã lên mức 17 – 18 USD/kg.

Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) mới đây về mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với hoạt động của doanh nghiệp ngành logistics cho thấy, trong quý I/2020, có 15% doanh nghiệp bị giảm 50% doanh thu so với năm 2019; hơn 50% doanh nghiệp giảm số lượng dịch vụ logistics trong nước và quốc tế từ 10% – 30% so với cùng kỳ năm trước. Khoảng 97% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics là vừa và nhỏ bị tác động nặng nề.

Từ tháng 5/2020, hoạt động logistics được phục hồi theo nền kinh tế, nhưng đến nay vẫn còn 20% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics suy giảm về hoạt động. So với trước đại dịch, lượng hàng hóa vận tải qua biên giới, đặc biệt với Trung Quốc vẫn bị tắc nghẽn…

Ông Trần Việt Huy, Trưởng ban Hải quan và Tạo thuận lợi thương mại thuộc VLA, cho biết, chi phí logistics của Việt Nam tăng rất cao do các tuyến hàng container đều nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu doanh nghiệp trong nước lấy được một phần nhỏ thị phần này thì giá sẽ khó loạn như hiện nay.

Theo ông Đào Duy Tám, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan, để thông quan một lô hàng liên quan đến nhiều đơn vị như kiểm tra chuyên ngành, việc cắt giảm chi phí phải có sự chung sức của tất cả các cơ quan liên quan.

Hiện tất cả các thủ tục hải quan cốt lõi hoàn toàn thực hiện bằng phương thức tự động thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS ở mức độ rất cao tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc với hơn 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai và thời gian thông quan đối với hàng luồng xanh chỉ từ 1 – 3 giây.

Theo Doanhnghiephoinhap

Cùng chuyên mục

Việt Nam hút gần 14 tỷ USD vốn FDI

29/05/2021 09:13 Sáng

Nhà đầu tư nước ngoài rót gần 14 tỷ USD vào Việt Nam tính tới ngày 20/5, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính theo lĩnh vực đầu tư, khối ngoại rót vào 18 lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn hơn 6 tỷ USD, chiếm 44% tổng mức đầu tư đăng ký.

BIDV MetLife: 10 năm vững nền, tạo thế sẵn sàng bước vào chương “bứt phá” tiếp theo

30/08/2024 04:05 Chiều

Tròn một thập kỉ gắn bó với thị trường Việt Nam, từ một “tân binh”, BIDV MetLife đã vươn mình trở thành Doanh nghiệp xuất sắc châu Á (giải thưởng APEA 2020 – 2023) và để lại những dấu ấn đậm nét trong hành trình đồng hành cùng người dân Việt Nam kiến tạo một cộng đồng hạnh phúc hơn.

Áp lực lạm phát vì giá hàng hóa tăng gần 50%; tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 0,5%

17/03/2022 07:33 Sáng

Theo Nikkei Asia, giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, tốc độ nhanh nhất trong gần 3 thập kỷ qua, khiến đà phục hồi kinh tế chững lại, gây áp lực lớn lên lạm phát.

Dự báo kinh tế Việt Nam và ĐBSCL: Quý IV “khởi sắc” và triển vọng năm 2022

03/10/2021 07:55 Sáng

Theo các chuyên gia, nếu mở cửa và thích ứng an toàn với dịch Covid-19 từ đầu tháng 10 thì tăng trưởng quý IV sẽ ước đạt 3,5% và tăng trưởng cả năm 2021 là 2,1%.

Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045

23/04/2022 01:58 Chiều

Dự kiến quy hoạch tổng công suất nguồn điện hệ thống điện quốc gia đến năm 2030 vào khoảng 146.000 MW với cơ cấu các loại nguồn điện như báo cáo của Bộ Công Thương. Quy mô này đáp ứng đầy đủ nhu cầu công suất phụ tải điện cực đại dự báo đến năm 2030 vào khoảng 93.300 MW, có mức độ dự phòng nguồn điện hợp lý trong hệ thống điện quốc gia và các vùng, miền.

Đối tác