Kể từ khi ChatGPT của OpenAI tạo ra sự bùng nổ công nghệ chatbot vào cuối năm ngoái, nhiều ứng dụng hiểu được lời nói và văn bản của con người đã được tung ra thị trường, bao gồm cả phần mềm viết quảng cáo do công ty khởi nghiệp Jasper AI của Mỹ phát triển và nền tảng mô tả hàng hóa do Cohere có trụ sở tại Toronto (Canada) tạo ra.
Công ty khởi nghiệp AI21 Labs của Israel, đã ra mắt một công cụ viết quảng cáo dựa trên AI vào tháng 1 với sứ mệnh của nó là cung cấp sức mạnh mới cho các nhà văn, nhà sáng tạo. Công ty đã huy động được 64 triệu đô la vào năm ngoái và phát triển một công cụ mà nhiều nhà văn, nhà sáng tạo có thể sử dụng để chỉnh sửa và viết lại tác phẩm.
Một số công cụ AI sinh tạo (generative-AI) được sử dụng để viết code hoặc tạo dữ liệu mang tính ẩn danh cao. Stable Diffusion, xây dựng bởi Stability AI (Anh), có khả năng tạo hình ảnh minh hoạ một cách chuyên nghiệp dựa trên văn bản mô tả làm đầu vào.
Trong một thống kê mới đây, tờ Bloomberg cho biết, AI là cụm từ xuất hiện nhiều nhất hiện nay. Cụm từ này đã được nhắc đến 200 lần tại các cuộc hội nghị phân tích gần đây nhất của 15 doanh nghiệp công nghệ lớn nhất tại Mỹ, gấp 3 lần kể từ đầu năm 2022. Giống như là khi cơn sốt về cụm từ “metavers” (đa vũ trụ hay Web3), dự trù sẽ có vô số thông báo được đưa ra trong năm 2023. Trong khi đó, thị trường đầu tư vào lĩnh vực AI cũng đang diễn ra sôi động.
Những gã khổng lồ công nghệ và các nhà đầu tư mạo hiểm đang rất chú ý đến những công ty khởi nghiệp AI. Theo Dealroom, nhà cung cấp dữ liệu có trụ sở tại Hà Lan, đầu tư vào các công ty AI có năng suất cao đạt tổng cộng 2,1 tỉ USD vào năm 2022, tăng gấp 10 lần so với năm 2020.
Dựa trên ước tính về số tiền huy động cùng các dữ liệu khác, đến tháng 1 vừa qua, giá trị doanh nghiệp của khoảng 100 công ty AI chính trên thị trường đạt tổng cộng 48 tỷ USD, gấp 6 lần so với cuối năm 2020. Chỉ tính riêng OpenAI đã được định giá khoảng 29 tỷ USD, trong khi đó Jasper AI và 4 công ty khác cũng “hoá kỳ lân” với vốn hoá hơn 1 tỷ USD.
Sự phát triển của AI tổng quát được thực hiện nhờ những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ bán dẫn. Khả năng của công cụ AI tổng quát được xác định thông qua mức độ chúng học hỏi được từ dữ liệu có sẵn trên internet. ChatGPT sử dụng công nghệ AI tên là GPT-3, có khả năng xử lý dữ liệu nhanh hơn vài nghìn tỉ lần so với NETtalk, một mạng nơ-ron (Deep neural Network – DNN) tổng hợp giọng nói được phát triển vào những năm 1980.
Khi công nghệ này đang thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, thì việc cạnh tranh giữa các công ty AI sáng tạo cũng ngày càng gay gắt.
Đầu tháng 2 này, một cuộc đọ sức truyền thông đã xảy ra giữa hai gã khổng lồ công nghệ Google và Microsoft. Chưa đầy 24 giờ, hai trong số những tập đoàn lớn nhất thế giới về công nghệ đã tổ chức họp báo, tiết lộ các tính năng mới về sự phát triển của AI.
Theo Báo Le Figaro của Pháp, cuộc họp báo đầu tiên diễn ra vào sáng 7-2 ở Seattle, trụ sở của Microsoft. Nếu như các phương tiện truyền thông được gửi giấy mời đến dự vào tuần trước đó thì tập đoàn Microsoft chính thức hóa sự kiện này từ ngày 6-2, khi đăng bức ảnh Giám đốc điều hành Satya Nadella đứng cạnh lãnh đạo của công ty OpenAI, ông Sam Altman. Le Figaro cho biết, Microsoft đã đầu tư gần 10 tỷ USD trong vòng 3 năm vào công ty phát minh ra ứng dụng ChatGPT. Sự liên kết này có thể là tấm vé giúp Microsoft giành thắng lợi trong quá trình phát triển của công nghệ thông tin.
Một ngày sau cuộc họp báo của Microsoft, đến lượt Google tổ chức họp báo từ thủ đô Paris (Pháp) và được truyền tải toàn cầu qua YouTube. Trong phần mô tả sự kiện này, Google khẳng định: “Chúng tôi đang định hình lại cách mà mọi người tìm kiếm thông tin, khám phá và tương tác với thông tin, bằng cách khiến việc tìm kiếm của mọi người trở nên tự nhiên hơn và trực quan hơn bao giờ hết”. Trước đó, Google tiết lộ đã phát triển ứng dụng Bard, đáp trả ChatGPT. Và cũng như Microsoft Bing, Google sẽ phát triển máy tìm kiếm của mình.
Không chỉ vậy, tệp người dùng AI sinh tạo cũng được mở rộng. Công ty tư vấn Accenture (Mỹ) cho biết, hiện tại AI chủ yếu được dùng trong lĩnh vực công nghệ nhưng các ngành khác dự kiến sẽ bắt kịp xu hướng vào năm 2024.
Công nghệ AI mới có thể là một phương án tốt đối với nhiều quốc gia, điển hình như Nhật Bản vì nó có thể giúp nước này đối phó với các vấn đề như thiếu lao động và năng suất thấp.
Tuy nhiên, các hệ thống này đôi khi đưa ra phản hồi khó hiểu và không chính xác, những lỗi có thể dẫn đến vấn đề pháp lý hoặc gây tổn hại tới người dùng. Bởi vậy, khách hàng cần nắm vững điểm mạnh và điểm yếu của nó khi tích hợp vào sản phẩm, dịch vụ của mình.
Theo doanhnghiephoinhap.vn