Chủ doanh nghiệp ở thế cửa trên
Các chủ doanh nghiệp được cho là có lợi thế hơn so với nhân viên. Năm 2017, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ (SCOTUS) đã đưa ra phán quyết cản trở nghiêm trọng quyền của nhân viên đối với sự vụ của Epic Systems Corp. v. Lewis. Trong trường hợp này, SCOTUS kết luận rằng, các chủ doanh nghiệp có thể yêu cầu các nhân viên cấp dưới phân xử cá nhân các tranh chấp lao động và từ bỏ quyền khởi kiện tập thể.
Bên cạnh đó, những nỗ lực để thông qua luật liên bang như quy định mức lương tối thiểu 15 đô la/giờ,… cũng không thành công. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ không những không tăng lương cho người lao động mà thậm chí không đề xuất mức tăng mới nào trong 12 năm qua. Điều này khiến thu nhập của người làm công ăn lương tối thiểu giảm 21% do lạm phát.
Công nhân gặp khó khăn khi đòi hỏi quyền lợi. Ví dụ: Các cử tri của của California đã thông qua dự luật 22 vào tháng 11 năm 2020. Luật này cho phép chủ doanh nghiệp có hợp đồng kinh tế có quyền phân loại công nhân theo hợp đồng độc lập thay vì nhân viên biên chế theo luật liên bang. Tuy nhiên, sau nhiều biến động chính trị và xã hội, gió đã đổi chiều theo hướng có lợi hơn cho nhân viên.
Nhân viên có nhiều quyền lợi hơn
Trước khi xuất hiện vi rút Corona, một phong trào trao quyền cho nhân viên trước đó là #MeToo nhằm nâng cao nhận thức về quấy rối tình dục, lạm dụng và phân biệt đối xử. Nhờ sức ảnh hưởng của chiến dịch, hiện nay, hầu hết các nhân viên liên bang hiện có đủ điều kiện để nghỉ tới 12 tuần được hưởng lương. Bộ Lao động Hoa Kỳ đã cập nhật các quy định tạo điều kiện cho người lao động nhận lương tối thiểu và tiền làm thêm giờ theo Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động Công bằng (FLSA).
Các bang như Washington, D.C., Maryland và Virginia bắt đầu đàn áp những chủ doanh nghiệp lạm dụng các thỏa thuận thiếu cạnh tranh lành mạnh, đặc biệt là với nhóm người có mức lương thấp. Xu hướng này đã tiếp tục chuyển biến tích cực trong thời kỳ đại dịch.
Dịch Covid-19, cơ hội để đưa quyền lợi trở lại với nhân viên
Thị trường lao động là một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất từ đại dịch. Trong khi các nhà tuyển dụng gặp khó khăn để tuyển đủ nhân lực, chính sách tăng cường trợ cấp thất nghiệp được cho là nguyên nhân khuyến khích người lao động không đi làm.
Trên thực tế, lí do khiến chủ doanh nghiệp không có tìm được đủ nhân lực do nhiều yếu tố. Có thể kể đến các vấn đề gia đình như thiếu người trông trẻ, lo lắng trước biến thể Delta, chậm lương,… Dù là lí do gì, người lao động hiện nay đều mong muốn một công việc tốt hơn, ổn định hơn sau đại dịch. Cán cân đang nghiêng về người đi làm được nắm thế chủ động chọn lựa cùng phúc lợi đi kèm tốt hơn bao giờ hết. Có lẽ, Covid-19 chính là chất xúc tác và động lực cần thiết để mang lại những thay đổi cho thị trường lao động Hoa Kỳ.
Anh Đức theo DNHN