Đối lập với hình ảnh những con ngõ nhỏ truyền thống tại Bắc Kinh, làng Houchang khoác lên mình một vẻ đẹp kiến trúc hoàn toàn khác. Con đường làng trài dài, rộng với sáu làn xe và hai bên hè phố. Các tòa nhà khổng lồ được bao bọc trong những bức tường bằng kính chia thành các khu vực công nghiệp ngăn cách bằng những cánh cổng kim loại. Vào giờ cao điểm hai buổi sáng tối, dòng người nhộn nhịp ra vào các tòa cao ốc trái ngược hẳn với sự im ắng trong thời gian làm việc trong ngày.
Nhóm nghiên cứu Sixthtone đặt mục tiêu khám phá kiến trúc, đặc điểm địa lý và không gian vật lý hình thành không gian xã hội của làng công nghệ. Trong quá trình này, Sixthtone nhanh phóng phát hiện ra một không gian “công cộng” ở làng Houchang, ẩn sâu bên trong những tòa nhà khổng lồ. Ở nơi đó, bạn sẽ tìm thấy toàn bộ cộng đồng gồm các nhà hàng có sức chứa hàng trăm người, cửa hàng tiện lợi, quầy bán trái cây, tiệm làm tóc 24 giờ, sân bóng rổ với kích thước tiêu chuẩn, phòng chơi bi-a, quán cà phê và thậm chí cả những bức tường leo núi, không khác gì một thành phố thu nhỏ.
Tất nhiên, để sử dụng các tiện ích này, trước tiên cần có quyền truy cập vào tòa nhà. Không gian công cộng của ngôi làng được chuyển đổi sử dụng như tiện ích của một công ty. Nhóm nghiên cứu đã có buổi phỏng vấn với một nhân viên công nghệ trẻ tên là Xiaodi nhằm trải nghiệm không gian đặc biệt này. Mỗi sáng sớm, Xiaodi rời nhà và ngồi tàu điện ngầm đến văn phòng. Động lực để cô dậy sớm mỗi ngày là bữa sáng chất lượng cao miễn phí mà căng tin công ty cung cấp. Cô chia sẻ: “Tôi thích nhịp sống như vậy”.
Cuộc sống hàng ngày của công nhân công nghệ Houchang là chu kỳ lặp lại như Xiaodi. Các công ty hoạt động như một vòng xoáy thu hút vô số người trẻ đi vào quỹ đạo của họ. Hành trình trở nên lớn mạnh của công ty song hành với sự mở rộng của làng Houchang và quy mô nhưng tạo thành một vòng khép kín về thời gian và không gian được phân chia trong làng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người được phỏng vấn cho biết, họ không thực sự thoải mái với cuộc sống này. Nhóm này cho rằng bản thân họ không thể thoát khỏi công việc và vòng lặp lại như vậy mỗi ngày. Youqun, một Giám đốc sản phẩm trẻ tuổi của một công ty công nghệ hàng đầu cho biết, thu nhập của anh tương đối cao, đãi ngộ tốt khiến ngành này trở thành lĩnh vực được săn đón của những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp. “Tất cả mọi người trong đó chỉ là một cái bánh răng trong cả bộ máy rộng lớn và có thể bị thay thế bất cứ lúc nào”, Anh cho biết. Youqun gần như đã trở thành một nhiếp ảnh gia tự do sau khi tốt nghiệp đại học, nhưng anh đã từ bỏ ý định này vì gia đình anh phản đối. Thay vào đó, anh đăng ký vào trường cao học, nghiên cứu khoa học máy tính và được tuyển chọn sau nhiều vòng đánh giá nghiêm ngặt.
Trong khoản thời gian từ năm 2012 đến năm 2019, Yisi làm việc cho một trong những công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc. Vào thời điểm đó, cô đã chứng kiến sự chuyển đổi của làng Houchang từ đất nông nghiệp sang khuôn viên công nghiệp như ngày nay. Mỗi ngày, cá sản phẩm mới, các ứng dụng được ra đời tại đây và truyền đến mọi ngõ ngách thông qua internet. Hàng ngàn người chịu tác động từ thói quen tiêu dùng, giá trị và thẩm mỹ,… tất cả đều xuất phát từ những thuật toán trong làng Houchang. Cảm giác “bị nhìn thấu” và không còn nơi nào để “trốn” khiến Yisi suy nghĩ lại về công việc tại đây. Cuối cùng cô đã từ bỏ.
Những cuộc phỏng vấn này khiến nhóm nghiên cứu nhận ra rằng, làng Houchang không chỉ bao gồm không gian đô thị mà còn là các cơ cấu tổ chức thành viên trong mỗi doanh nghiệp, sự hiện diện kỹ thuật số mọi lúc mọi như như sống trong tương lai. Tất nhiên, những bong bóng được hình thành bởi những gã khổng lồ internet Trung Quốc không được ngăn cách bởi những cánh cổng nhưng có điểm chung là hút toàn bộ nhân lực mà không ai có thể dễ dàng thoát ra. Đắm mình trong môi trường này, mỗi người sẽ trở thành một “bong bóng” của làng Houchang và nghĩ về tương lai: Sẽ ra sao nếu các bong bóng thuật toán mở rộng đến mọi ngóc ngách của đất nước và sau đó là cả thế giới?
TL (theo Sixthtone)