Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào logistic của Quảng Ngãi

07/01/2022 08:13 Sáng

Theo Ban Quản lý khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp (KCN) Quảng Ngãi, trong năm 2022 sẽ tập trung thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển trung tâm logistic khu vực cảng biển Dung Quất thuộc KKT Dung Quất, gắn liền và phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.

Trước sự diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19, đặc biệt là nhiều trường hợp nhiễm F0 đã xuất hiện trong khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua. Điều này đã làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như hoạt động đăng ký đầu tư của các nhà đầu tư mới.

Quảng Ngãi đẩy mạnh thu hút đầu tư vào logistic.

Trước những khó khăn đó, Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi (Ban Quản lý) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, hỗ trợ giúp đỡ đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Từ đó, các chỉ tiêu kinh tế – xã hội tại KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Theo Ban Quản lý, năm 2021, thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đạt 85.713 tỷ đồng (tương đương 3,718 tỷ USD), đạt 1.859% kế hoạch năm 2021; giá trị sản lượng công nghiệp dịch vụ (giá hiện hành) 180.000/148.000 tỷ đồng, đạt 121,62% so với kế hoạch năm 2021 và tăng 39,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Nộp ngân sách Nhà nước 17.300/13.900 tỷ đồng, đạt 123,7% so với kế hoạch năm 2021 và tăng 64,8% so với cùng kỳ 2020; kim ngạch xuất khẩu 1.290/1.060 triệu USD, đạt 121,7% so với kế hoạch năm 2021 và tăng 3,2% so với cùng kỳ 2020; giải quyết việc làm mới khoảng 10.150/5.000 người, đạt 203% kế hoạch năm 2021.

Lũy kế đến nay, tại KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi có 352 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 379.961 tỷ đồng (khoảng 18,107 tỷ USD).

Trong đó, có 54 dự án nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 1,93 tỷ USD và 298 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 337.027 tỷ đồng (khoảng 16,18 tỷ USD). Hiện nay, tại KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi có 197 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo lãnh đạo Ban Quản lý, trong năm 2022, đơn vị đặt mục tiêu thu hút đầu tư đạt 900 – 1.000 triệu USD, trong đó vốn thực hiện 30.000 tỷ đồng; giá trị sản lượng công nghiệp 180.000 tỷ đồng; giá trị sản lượng dịch vụ 4.500 tỷ đồng; đóng góp nguồn thu ngân sách trên địa bàn 16.000 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1.300 triệu USD; giải quyết việc làm mới 6.000 người.

Cùng với đó, Ban Quản lý sẽ tập trung hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Làm cơ sở, tổ chức thực hiện lập quy hoạch phân khu chức năng phù hợp với quy hoạch chung.

Bên cạnh đó, đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng; giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB để đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các công trình hạ tầng trọng điểm như: Đường Trì Bình – cảng Dung Quất; tuyến đường trục chính nối trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường, các tuyến đường trục vào KCN nặng Dung Quất phía Đông; Khu dân cư Hải Nam…

Lãnh đạo Ban Quản lý cũng thông tin, trong năm 2022, đơn vị sẽ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đối với ngành lọc hóa dầu, luyện kim, cơ khí, sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ điện – điện tử; tiếp tục thu hút, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may. Đặc biệt, tập trung thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển trung tâm logistic khu vực cảng biển Dung Quất thuộc KKT Dung Quất, gắn liền và phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.

Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư như: KCN đô thị và dịch vụ VSIP Quảng Ngãi; Khu đô thị – Công nghiệp Dung Quất, Dự án nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất; dự án Khu Liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2; các dự án Điện khí, KCN Bình Hòa – Bình Phước…

Ngoài ra, tập trung công tác hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch. Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; nâng cao chức năng quản lý nhà nước bằng công nghệ số đến doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, hiệu quả.

Theo NĐT

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng 6,6% về lượng trong năm 2023

22/01/2024 09:26 Chiều

Tính chung năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 2,14 triệu tấn cao su, trị giá 2,89 tỷ USD, giảm 0,1% về lượng và giảm 12,8% về trị giá so với năm 2022. Trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 6,6% về lượng.

Giá vàng thế giới chiều 12/10/2021 thấp hơn SJC 7,7 triệu đồng/lượng

13/10/2021 02:38 Chiều

Giá vàng thế giới hôm nay 12/10/2021, tính đến 15 giờ 15 phút (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.757 USD/ounce - tăng 1 USD/ounce.

Động lực nào để ngành nông sản “bứt phá” trong hoạt động xuất khẩu?

03/04/2024 12:20 Sáng

Xuất khẩu nông sản được xem là lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, tạo nguồn thu nhập quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Đây là động lực quan trọng để thúc đẩy ngành nông sản Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu và tạo đà bứt phá.

Giá xăng dầu được dự báo tăng 500-700 đồng một lít vào ngay mai 11/1

10/01/2022 07:44 Chiều

Theo nhận định của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội, giá xăng trong nước ở kỳ điều chỉnh ngày mai có thể tiếp tục tăng. Nếu không trích hoặc sử dụng Quỹ bình ổn, giá xăng, dầu có thể đồng loạt tăng 500-700 đồng một lít.

Xuất khẩu gạo tăng nhưng doanh nghiệp cần được hỗ trợ tín dụng

12/07/2023 10:57 Chiều

Nửa đầu năm 2023, doanh thu từ xuất khẩu gạo đạt 2,3 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ, diễn biến thị trường hiện thuận lợi, nhưng doanh nghiệp đang khó về tín dụng, cần được hỗ trợ khẩn.

Đối tác