Đề xuất tăng mức phạt với vi phạm về bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe

17/09/2023 11:46 Chiều

Bộ Tài chính đề xuất tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe từ mức phạt tiền 40-50 triệu đồng lên mức 90-100 triệu đồng.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP, Nghị định số 48/2018/NĐ-CP, Nghị định số 80/2019/NĐ-CP, Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tăng mức phạt với vi phạm về bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe

Về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, dự thảo nêu rõ:

Phạt tiền từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng (thay cho mức từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng hiện nay) đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tài liệu giới thiệu sản phẩm không phản ánh trung thực các thông tin cơ bản tại quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm, không nêu rõ các quyền lợi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, thông tin không rõ ràng, tạo cho bên mua bảo hiểm hiểu lầm về những quyền lợi của sản phẩm.

b) Tài liệu giới thiệu sản phẩm không thể hiện rõ là sản phẩm bảo hiểm, được cung cấp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không phải là sản phẩm của các đối tác phân phối; không thể hiện rõ việc tham gia sản phẩm bảo hiểm không phải là yêu cầu bắt buộc để thực hiện hay hưởng một dịch vụ nào khác của đối tác phân phối.

c) Triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định của pháp luật

Vi phạm quy định về sản phẩm bảo hiểm bị phạt tới 70 triệu đồng

Dự thảo cũng đề xuất xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sản phẩm bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm.

Theo đó, phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Cung cấp sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm vi mô trước khi đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15;

b) Không tuân thủ phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm vi mô đã đăng ký với Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định tại Điều 145 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15;

Phạt tiền từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thanh toán, chi trả hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và quyền lợi khác theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm vượt quá mức tối đa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trả hoa hồng bảo hiểm không đúng đối tượng hoặc nghiệp vụ theo quy định của pháp luật tại điểm đ khoản 2 Điều 128 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15.

Cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không đáp ứng điều kiện quy định bị phạt tới 200 triệu đồng

Theo dự thảo, phạt tiền từ 180 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không đáp ứng đủ các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định của pháp luật;

Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới không có trụ sở chính tại quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ.

Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không thực hiện thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam; không thực hiện môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 88 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ.

Nguồn: baodansinh.vn

Cùng chuyên mục

Cần lưu ý những rủi ro nào đối với bảo hiểm liên kết ngân hàng?

28/07/2022 04:19 Chiều

Chiều 27/7, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết: Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng (Bancassurance - Banca) tại Việt Nam đang nảy sinh một số rủi ro, bất cập.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 1/7

24/06/2022 05:42 Sáng

Từ ngày 1/7 mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng, do đó mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng có sự gia tăng… Trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng mức đóng.

Chấp nhận mua bảo hiểm rồi hủy để vay được ngân hàng

06/06/2022 05:28 Sáng

Không có nhu cầu cũng như khả năng tài chính tham gia thêm bảo hiểm, nhiều người đành mua rồi huỷ ngay sau năm đầu để được vay ngân hàng nhanh chóng. Tình trạng mua bảo hiểm nhân thọ kèm khoản vay một cách miễn cưỡng và đối phó rất phổ biến trong thời gian gần đây.

Thủ tục nhận Bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

04/10/2021 07:59 Sáng

Ngày 1/10 Chính phủ ban hành Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp...

Cho phép ngân hàng được bán bảo hiểm

16/07/2024 03:42 Chiều

Ngân hàng Nhà nước vẫn cho phép các ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư.

Đối tác