Doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2022

14/12/2021 10:51 Sáng

Năm 2022 kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dự báo vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Doanh nghiệp đang dần hồi phục nhưng vẫn khó khăn nguồn lao động, tiếp cận nguồn vốn và các chính sách để phục hồi kinh tế.

Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đã tác động rất lớn đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Việc thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến cung ứng hàng hóa từ cánh đồng đến nhà máy, giao thông đi lại khó khăn, ngoài ra các doanh nghiệp vùng ĐBSCL chật vật với phương án “vừa sản xuất, vừa phòng, chống dịch”, năng suất đạt từ 10 – 30%. Bên cạnh đó, chi phí về phòng, chống dịch đã gây áp lực lớn đối với doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường, tạm ngưng kinh doanh vì không đủ điều kiện hoạt động theo những phương án phòng, chống dịch.

Theo bà Võ Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, số lượng doanh nghiệp vùng ĐBSCL trong 11 tháng giảm 15%; số vốn đăng ký giảm 23%. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới so sánh với số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động thì qua 11 tháng toàn vùng ĐBSCL có hơn 1.400 doanh nghiệp. Trong quý III năm 2021, xuất khẩu của vùng ĐBSCL giảm tới 27% so với cùng kỳ.

Để doanh nghiệp phục hồi và thích ứng trong tình hình hiện nay cần phải tính toán đến nguồn tín dụng, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và hoàn thiện hệ thống giao thông, logistics để giảm chi phí vận tải.

Để doanh nghiệp phục hồi và thích ứng trong tình hình hiện nay cần phải tính toán đến nguồn tín dụng, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và hoàn thiện hệ thống giao thông, logistics để giảm chi phí vận tải.Bà Võ Thị Thu Hương cho rằng, hiện doanh nghiệp đang có sự phục hồi và thích nghi, việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ các doanh nghiệp đang bước vào sản xuất, dần lấy đà phục hồi. Tuy nhiên, trước những tác động dự báo còn khó lường, doanh nghiệp cần linh hoạt, tái cấu trúc chi phí, lao động để duy trì hoạt động, phòng tránh rủi ro. Việc tiếp cận nguồn hỗ trợ cũng được các doanh nghiệp đặt ra trong thời gian tới để từng bước khôi phục, đảm bảo phục hồi ổn định và bắt nhịp với xu thế.

“Chúng tôi cũng rất kỳ vọng trong thời gian tới sự thay đổi về số hóa trong cơ quan hành chính nhà nước sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy, thay đổi về tỷ lệ đầu tư FDI cho kinh tế của khu vực ĐBSCL, đây là nguồn đầu tư rất quan trọng.

Chia sẻ thực trạng doanh nghiệp trong giai đoạn và sau đại dịch, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An cho biết, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An, một số doanh nghiệp ngừng hoạt động do không đủ điều kiện tổ chức hoạt động “3 tại chỗ” hoặc tự chủ động xin tạm dừng hoạt động.

Theo ông Võ Quốc Thắng, sau khi tỉnh Long An ban hành kế hoạch về việc điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19, đã có 95% số doanh nghiệp đã hoạt động trở lại với khoảng 330.000 lao động. Tuy nhiên, khó khăn của doanh nghiệp là tình trạng thiếu lao động từ 10 – 20% và việc phục hồi năng suất đạt từ 70 – 80% so với trước dịch. Nguyên nhân của vấn đề là thiếu nguồn nguyên liệu.

Ông Võ Quốc Thắng cho rằng, để doanh nghiệp phục hồi và thích ứng trong tình hình hiện nay cần phải tính toán đến nguồn tín dụng, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và hoàn thiện hệ thống giao thông, logistics để giảm chi phí vận tải.

“Làm sao để chi phí logistics ở ĐBSCL có giá hợp lý trong vấn đề đầu tư, sản xuất kinh doanh, vận chuyển đường thủy là chi phí thấp nhất trong các loại hình vận chuyển, thì đó cũng là góp phần cho phục hồi và phát triển kinh tế cho khu vực ĐBSCL trong thời gian tới. Cân nhắc có những gói hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tìm ra giải pháp phù hợp” ông Võ Quốc Thắng nêu ý kiến.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) dẫn số liệu từ Tổng Cục Thống kê cho thấy có tới 94% số doanh nghiệp gặp phải khó khăn, mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường và hàng triệu lao động mất việc làm và dịch COVID-19 đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, đối với các tỉnh, thành phía Nam đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL doanh nghiệp đã chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch bệnh lan nhanh và các địa phương thực hiện giãn cách xã hội khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, sản xuất đình trệ, hệ thống vận tải hàng hóa gián đoạn. Nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh đóng băng, suy giảm nghiêm trọng nhất là quý 3 năm 2021. Trước những khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực vượt khó, nhiều doanh nghiệp chuyển mình để thích nghi, phân bổ lực lượng lao động phù hợp để đảm bảo sản xuất, kinh doanh.

Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) Vũ Tiến Lộc cho rằng, dịch là đại họa nhưng cũng là màng lọc hiệu quả để giữ lại thị trường những doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn, để thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong thời kỳ mới. Thời điểm quý 3 năm 2021 thì nền kinh tế của Việt Nam đã bị lỡ nhịp so với nền kinh tế toàn cầu khi mở khống chế dịch và mở cửa chậm hơn so với các nước, đây chính là giai đoạn để lấy lại nhịp tăng trưởng. Việc sống chung với dịch là quyết định phù hợp để duy trì hoạt động kinh tế, dân sinh tránh để tụt hậu, trì trệ.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng: “Chúng ta có thể yên tâm rằng mọi giải pháp Chính phủ đưa ra Quốc hội thông qua đều là những giải pháp được cân nhắc cẩn trọng ở khía cạnh ổn định kinh tế vĩ mô, để đảm bảo môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp. Và những giải pháp đưa ra thì có những cách thức phù hợp để có thể tích hợp được các chính sách tài khóa và tiền tệ, các biện pháp giãn, hoãn, giảm các loại thuế sẽ tiếp tục được đưa ra. Đặc biệt là có một gói giải pháp hình thành một quỹ để bù lãi suất cho hệ thống ngân hàng, để có thể giảm chi phí, vốn cho các doanh nghiệp và việc tái cơ cấu lại nợ”.

Dự báo năm 2022 vẫn còn nhiều khó khăn thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam và vùng ĐBSCL. Vấn đề kiểm soát dịch bệnh và việc sớm triển khai các gói hỗ trợ sẽ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng và bắt kịp nhịp tăng trưởng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần hướng đến các thị trường mà Việt Nam đã ký kết FTA và khai thác hiệu quả các thị trường xuất khẩu để bắt nhịp đà phục hồi tăng trưởng của thế giới.

Cùng chuyên mục

Saint-Gobain Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững khi tham gia BCI Equinox 2022

24/05/2022 06:41 Sáng

Saint-Gobain Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng nhẹ và xanh khi tham gia sự kiện BCI Equinox 2022, một trong những sự kiện triển lãm được mong đợi nhất ngành kiến trúc và xây dựng năm 2022 với chủ đề: Net Zero Carbon & Wellness.

Lê Ánh Hoa: Đối tác đáng tin cậy trong ngành sản xuất bao bì

13/10/2024 03:40 Chiều

Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Và Dịch Vụ Lê Ánh Hoa (Công ty Bao bì Lê ÁNH HOA) đã vươn lên trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành sản xuất và cung cấp bao bì tại Việt Nam. Với tầm nhìn rõ ràng và sứ mệnh cao cả, Lê Ánh Hoa không chỉ mang đến các sản phẩm bao bì chất lượng mà còn tạo dựng một môi trường làm việc tốt đẹp cho nhân viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Niềm tin kinh doanh là động lực hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư

14/10/2024 08:46 Sáng

Chỉ số BCI đã tăng đáng kể, từ 45,1 điểm trong quý III/2023 lên 52 điểm quý III/2024, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ trong một năm đầy biến động. 69,3% kỳ vọng về môi trường kinh doanh thuận lợi trong vòng 5 năm tới...

LazLOOK và LazBeauty – hai vũ trụ mới toanh dành cho tín đồ mê thời trang và làm đẹp bung xõa từ 12.12

12/12/2022 12:36 Chiều

Cập nhật những xu hướng mới nhất, hàng triệu deal hời, voucher giảm giá mỗi tháng cho thành viên… là những “đặc quyền” mà các tín đồ shopping nhận được khi trải nghiệm LazLOOK và LazBeauty - hai kênh mua sắm mới cực chất trên Lazada.

Doanh nghiệp ngoại tăng tốc đầu tư vào bất động sản Việt Nam

22/07/2022 03:15 Chiều

Mặc dù còn nhiều vướng mắc cần được sớm tháo gỡ, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn được đánh giá có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Quản lý Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Hà Nội cho rằng pháp lý cho các loại hình bất động sản mới nên được rà soát, chính sách đầu tư nước ngoài cũng cần được điều chỉnh để theo kịp biến động của kinh tế toàn cầu.

Đối tác