Động lực cho kỳ tích xuất siêu 2020

20/01/2021 04:43 Chiều

Tín dụng xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện thương mại toàn cầu giảm sút...

Xuất khẩu nông sản góp phần tích cực vào kỷ lục xuất siêu của Việt Nam trong năm 2020

Năm 2020, dịch bệnh COVID-19 đã tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu và làm “đổi chiều” thương mại khi nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu thấp, các nước có xu hướng quay lại tập trung vào thị trường nội địa, tăng cường sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại…

ĐIỂM SÁNG XUẤT SIÊU

Việt Nam nằm trong vòng xoáy đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Tuy nhiên, “nhịp cầu” xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển động linh hoạt giúp Việt Nam tiếp tục lập nên kỳ tích mới khi cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.

Tín dụng xuất khẩu: Nhịp cầu nối cho kỳ tích xuất siêu 2020 - Ảnh 1.

Xuất siêu của Việt Nam đạt kỳ tích trong năm 2020 nhờ nông sản

Số liệu từ Bộ Công thương cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 ước đạt 543,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 281,47 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ 2019. Riêng trong tháng 12/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng, với mức tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng khá cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 24,4%), gỗ và sản phẩm từ gỗ (tăng 15,7%), máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng (tăng 47,8%), sắt thép (tăng 23,7%), phân bón (tăng 26,6%)…

Tín dụng xuất khẩu: Nhịp cầu nối cho kỳ tích xuất siêu 2020 - Ảnh 2.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Đặc biệt, thống kê cũng cho thấy, năm 2020 xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục với 19,1 tỷ USD – cao hơn con số 10,87 tỷ USD của năm 2019. Trong đó, có 31 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đáng chú ý có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ngoài ra, một trong những tín hiệu tích cực được ghi nhận trong bức tranh xuất khẩu của nước ta năm 2020 đó chính là cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục được cải thiện. Xuất khẩu các sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp với giá trị cao gia tăng mạnh và giảm hàm lượng xuất khẩu sản phẩm thô, giá trị thấp. Bên cạnh đó, động lực tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến.

Minh chứng, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, với tỷ trọng chiếm tới trên 85% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn mức 84,2% của năm 2019. Trong khi đó, xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản năm 2020 ước giảm 2,5%, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 35%.

NÔNG SẢN GÓP PHẦN VÀO XUẤT SIÊU KỶ LỤC

Trong bức tranh xuất khẩu đó, nông nghiệp góp phần tô điểm những màu sáng quan trọng, khẳng định trụ cột của nền kinh tế vào những lúc khó khăn. Trong 11 tháng đầu năm nay, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt hơn 37,4 tỷ USD.

Nhiều mặt hàng Cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ,… là những mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt giá trị kim ngạch trên 2 tỷ USD trong năm 2020. Đặc biệt, mặt hàng gạo năm nay “thắng đậm” về giá, đã thu về 3 tỷ USD giá trị xuất khẩu, soán ngôi số 1 thế giới về giá bán, vượt Thái Lan và Ấn Độ.

Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh mới của tình hình kinh tế toàn cầu chính là hướng đi tốt, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, cũng như tiếp tục giữ vững thành tích xuất siêu của Việt Nam.

TÍN DỤNG CHO XUẤT KHẨU TĂNG 8,5%

Góp phần không nhỏ vào “mùa trái ngọt” xuất khẩu năm 2020 cũng như xuất khẩu nông lâm thuỷ sản, toàn ngành ngân hàng đã nỗ lực trong hỗ trợ phát triển kinh tế, trong đó triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ, như: Cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo để ổn định giá lúa; Cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch, khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; Cho vay theo chuỗi liên kết giúp các doanh nghiệp đầu mối có đủ năng lực liên kết với nông dân, hình thành các vùng nguyên liệu, tạo thương hiệu sản phẩm; Chương trình cho vay phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; Chính sách tín dụng tháo gỡ khó khăn đối với lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu như tôm, cá tra, cà phê… Bên cạnh đó, dù lộ trình chống đô la hóa trong nền kinh tế, chính sách cho vay bằng ngoại tệ dần được thắt chặt theo lộ trình có kiểm soát.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng, Vụ Tín dụng các Tổ chức Kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, chính sách cho vay ngoại tệ được duy trì đối với nhu cầu cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, và đáp ứng nhu cầu vốn trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam đối với khách hàng có nguồn thu ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu để trả nợ vay.

Kết quả, tín dụng xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện thương mại toàn cầu giảm sút.

Cụ thể, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 31/12/2020, tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng trưởng 12,13% so với cuối năm 2019, đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng.

Ước tính, dư nợ tín dụng dành cho kinh doanh hàng hóa xuất khẩu tăng 8,5% so với cuối năm 2019, chiếm khoảng 3% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tương ứng 276.000 tỷ đồng.

Trong đó, dư nợ tín dụng xuất khẩu mặt hàng nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 20%, tăng 11,5%, tương ứng 55.200 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp, chế biến, chế tạo tăng 7,4%, chiếm tỷ trọng 50% tổng dư nợ tín dụng xuất khẩu, tương ứng 138.000 tỷ đồng.

Tín dụng xuất khẩu: Nhịp cầu nối cho kỳ tích xuất siêu 2020 - Ảnh 3.

Dư nợ tín dụng dành cho kinh doanh hàng hóa xuất khẩu năm 2020 đạt 276.000 tỷ đồng, tăng 8,5% so với 2019.

Năm 2020, Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với hàng loạt Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký kết, như: Việt Nam và EU (EVFTA);  Việt Nam – Anh (UKVFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà Việt Nam là thành viên đã chính thức được ký kết vào tháng 11/2020, đã mang lại cơ hội lớn cho thương mại khi quy mô thị trường của các quốc gia tham gia hiệp định chiếm hơn 32% tổng GDP toàn cầu.

Để tiếp tục góp phần vào một trong các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, trong thời gian tới, ngành ngân hàng tiếp tục định hướng điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, đảm bảo tỷ giá ổn định, giá trị tiền đồng để tạo tâm lý ổn định cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo VnEconomy

Cùng chuyên mục

Nguồn vốn bất động sản đối mặt rủi ro từ tín dụng đến trái phiếu

29/10/2024 10:08 Chiều

Giữa những biến động kinh tế toàn cầu, thị trường bất động sản (BĐS) phải đối mặt với nhiều rủi ro từ tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp.

Lượng ô tô nhập khẩu trong tháng 2/2022 tăng mạnh 102,3%

02/04/2022 02:59 Chiều

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 2/2022 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu tăng mạnh tới 102,3% so với lượng nhập khẩu của tháng 1/2022.

Mở cửa du lịch, Việt Nam tiếp tục là thỏi nam châm thu hút đầu tư

08/03/2022 08:39 Sáng

Việt Nam là "con cưng" của ASEAN trong những năm gần đây. Nhờ các nền tảng thuận lợi như dân số trẻ và chi phí lao động cạnh tranh cùng các chính sách phục hồi hậu COVID-19, cũng như mở cửa trở lại du lịch, Việt Nam càng là thỏi nam châm thu hút đầu tư.

Ông Nirukt Sapru chính thức trở thành Cố vấn Toàn cầu của Timo

16/04/2021 01:57 Chiều

Timo – nền tảng Ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam chính thức thông báo bổ nhiệm Ông Nirukt Sapru – cựu Tổng giám đốc ngân hàng Standard Chartered Việt Nam trở thành Cố vấn Toàn cầu tại Timo từ ngày 01.04.2021.

Hàng trăm triệu đô hâm nóng thị trường M&A bất động sản đầu năm

09/04/2022 08:10 Chiều

Trái ngược với dự kiến của một số chuyên gia về nguy cơ xảy ra "bong bóng" bất động sản, thị trường M&A bất động sản 2021 và Q1 2022 vẫn diễn ra sôi động với hàng loạt thương vụ lớn, các doanh nghiệp bất động sản liên tục thâu tóm thêm nhiều quỹ đất lớn.

Đối tác