Giá chung cư tăng tới 30%: Bài toán hạ nhiệt không chỉ của một bộ, ngành

25/05/2022 08:59 Chiều

Trong năm 2021 và đầu năm 2022, nguồn cung bất động sản tại các địa phương trên cả nước đều hạn chế và có xu hướng giảm, dẫn đến giá nhà tăng cao. Bài toán hạ nhiệt nhà ở, đặc biệt là phân khúc chung cư được người dân đặc biệt quan tâm.

Giá bất động sản tăng mạnh, nhiều phân khúc tăng bất thường

Chia sẻ tại hội thảo truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế, ông Nguyễn Mạnh Khởi – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây Dựng) cho biết, 2 năm vừa qua thị trường có hiện tượng tăng giá trên tất cả các phân khúc.

Giá phân khúc chung cư tăng mạnh trong thời gian qua. Ảnh minh họa: Phan Anh
Giá phân khúc chung cư tăng mạnh trong thời gian qua. Ảnh minh họa: Phan Anh

Theo thống kê, trong năm 2021 cũng như quý I/2022, giá bất động sản tại nhiều địa phương tăng với mức độ khác nhau tuỳ từng phân khúc. Với chung cư tăng bình quân 3-7%, có địa phương tăng đến 30%.

Đặc biệt với đất nền ở nhiều khu vực, nhất là ở những khu vực có dự báo tách nhập, nâng lên quận huyện, phát triển hạ tầng… giá bất động sản tăng rất cao, có nơi tăng 30%, 50%, thậm chí có những nơi tăng trưởng nóng vượt qua lý luận thông thường hơn 100%.

Báo cáo của VNDirect dẫn số liệu của CBRE cũng cho thấy trong quý I vừa qua, nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM giảm 48% so với cùng kỳ.

Trong khi đó tại Hà Nội, nguồn cung mới nhà xây sẵn quý I cũng sụt giảm 24,7% so với cùng kỳ còn 296 căn. Giá trung bình căn hộ sơ cấp trong quý tăng mạnh 13,3% so với cùng kỳ lên 1.655 USD/m2.

Nguồn cung nhà ở xã hội hiện còn hạn hẹp. Ảnh minh họa: Phan Anh
Nguồn cung nhà ở xã hội hiện còn hạn hẹp. Ảnh minh họa: Phan Anh

VNDirect Research nhận định, ngành bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, VNDirect Research cho rằng các chủ đầu tư có thể sẽ gặp thách thức trong việc huy động vốn trong vài quý tới.

Bài toán giảm giá nhà ở

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thị trường bất động sản đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân (nhà ở giá vừa túi tiền) và nhà ở xã hội. Đây là hai loại hình đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người thu nhập trung bình và người thu nhập thấp đô thị nhưng do thiếu nguồn cung trong khi lực cầu rất lớn dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua.

Theo HoREA, biểu hiện qua chỉ số giá nhà ở của Việt Nam cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở (so với các nước công nghiệp phát triển thì chỉ số giá nhà chỉ cao gấp 6 – 7 lần thu nhập).

HoREA cho rằng, để kéo giảm giá nhà ở trên thị trường bất động sản thì phải có giải pháp hiệu quả làm tăng nguồn cung nhà ở. Muốn vậy, trước hết phải tháo gỡ một số vướng mắc, bất cập của một số quy định pháp luật làm tăng nguồn cung dự án, đáp ứng nhu cầu nhà ở từ bình dân đến cao cấp cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội…

Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây Dựng).
Ông Nguyễn Mạnh Khởi – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng).

Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết nguồn cung nhà ở xã hội đang thiếu. Dù có nhiều chính sách thúc đẩy nhưng số lượng dự án trong 2 năm qua không nhiều.

“Cần phải tăng nguồn cung các loại nhà cho đối tượng có thu nhập thấp. Để thực hiện thì cần có nhiều giải pháp, đầu tiên là đề xuất sửa đổi chính sách để khuyến khích, thúc đẩy nhà ở xã hội, đặc biệt tại các đô thị lớn.

Ngoài ra cần tháo gỡ thủ tục pháp lý. Ví dụ ở TPHCM, sau khi được tháo gỡ chỉ trong 1 tháng thì có tới 4 dự án nhà ở xã hội được khởi công.

Cũng cần tăng cường công tác thông tin. Qua theo dõi, chúng tôi thấy rằng giá nhà tăng cao có một phần do chúng ta chưa nắm được hết thông tin, dẫn đến tâm lý ngại rủi ro khi đầu tư, khiến giá tăng cao.

Việc hạ giá nhà ở không chỉ có Bộ Xây dựng, cần có sự vào cuộc của các bộ, ngành vì bất động sản là ngành kinh tế tổng hợp. Ví dụ như Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước… để tập trung vào các dự án có thể triển khai nhanh, ra hàng nhanh. Cần đặc biệt ưu tiên cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho đối tượng có mức thu nhập trung bình”, ông Nguyễn Mạnh Khởi nói.

Theo Phan Anh (Lao động)

Cùng chuyên mục

Có nên nới vốn cho người vay mua nhà

30/12/2022 12:08 Sáng

Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), mặc dù nền kinh tế sẽ có thêm nguồn tiền 240.000 tỷ đồng từ việc ngành ngân hàng được room tín dụng thêm 1,5-2% và 200.000 tỷ đồng còn lại của trần tăng trưởng tín dụng 14% (cũ), nhưng tại thời điểm sắp hết năm 2022 nhưng các DN, nhất là DN bất động sản và người mua nhà vẫn rất khó vay được vốn.

Bán nhà liền kề, căn hộ cao cấp cắt lỗ để nhà đầu tư thu hồi vốn

18/10/2021 12:16 Chiều

Nếu như trong quý III/2021, phân khúc căn hộ bình dân tại thị trường Hà Nội tiếp tục gia tăng về giá bán, thì phân khúc nhà liền kề, căn hộ cao cấp có sự chững lại. Dự báo trong giai đoạn cuối năm sẽ phải cắt lỗ để đẩy nhanh tiến độ thanh khoản, thu hồi vốn.

Doanh nghiệp địa ốc xoay xở ra sao khi khó tiếp cận vốn vay?

30/07/2022 04:12 Chiều

Lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc cho hay, hiện nay các công ty không đặt hai chân vào tín dụng như ngân hàng, mà dịch chuyển sang nguồn vốn từ huy động trái phiếu.

5 xu hướng dẫn dắt thị trường bất động sản trong năm 2021

20/01/2021 10:29 Chiều

Theo Công ty tư vấn JLL, thị trường BĐS 2020 sẽ có nhiều thay đổi mạnh mẽ so với năm 2021, trong đó dẫn đầu các là xu hướng đô thị trong đại đô thị, BĐS nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe.

Toàn cảnh thị trường bất động sản quý 1/2024

02/05/2024 02:09 Chiều

Các chuyên gia đánh giá, khởi sắc của thị trường bất động sản nhờ vào sự “giải cứu” của cả hệ thống tuy nhiên vẫn chưa thể bứt phá mà đang ở bước chạy tạo đà.

Đối tác