Hội thảo Đào tạo Thương mại điện tử năm 2022 với chủ đề “Những bước tiến mới”

08/09/2022 03:39 Chiều

Việt Nam có thị trường thương mại điện tử (TMĐT) lớn, sức tăng trưởng cao, khả năng bùng phát mạnh, tạo nên nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao. Đây là một trong những lý do thu hút các sinh viên lựa chọn học ngành này.

Hội thảo Đào tạo Thương mại điện tử năm 2022 với chủ đề “Những bước tiến mới” là hội thảo đầu tiên nhằm nhìn nhận lại những nhu cầu nhân lực và tuyển dụng năm 2022, để có định hướng đào tạo trong những năm tới, tầm nhìn đến năm 2030. Hội thảo do Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) và trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 7/9.

Theo Báo cáo Đào tạo thương mại điện tử 2022 của VECOM, tới nay đã có 36 trường đào tạo ngành, gần 40 trường đào tạo chuyên ngành và khoảng 60 trường đào tạo học phần thương mại điện tử (TMĐT). Nhu cầu tuyển sinh ngành TMĐT và các ngành liên quan như logistics, tiếp thị số tăng nhanh.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch VECOM cho biết, cùng với sự phát triển thần tốc của TMĐT trong những năm gần đây, sự thiếu hụt về nhân lực đã qua đào tạo trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam của Cục thương mại điện và Kinh tế số, tăng trưởng quy mô TMĐT của Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây đều ở mức cao, có những năm lên tới 25 – 30%. Hai năm diễn ra dịch bệnh, dù tốc độ tăng trưởng chậm lại do quy mô thị trường đã lớn, nhưng vẫn duy trì mức tăng trưởng hai con số, đạt 18% năm 2020 và 16% năm 2021.

Trong khảo sát về TMĐT hàng năm của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng cho thấy, nhu cầu mua sắm trực tuyến đang ngày một tăng cao, tới 74,8% người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến.

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương)

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, chính điều này đã thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường chuyển đổi số, từ đó khiến nhu cầu về nhân lực TMĐT tăng mạnh. Theo đó 64% doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nhân sự được đào tạo về công nghệ thông tin và TMĐT.

Đặc biệt, hiện nay, quy mô thị trường TMĐT của Việt Nam đang đứng thứ 3 trong ASEAN, sau Thái Lan và Indonesia, ngang bằng với Singapore và Phillipine.

“Nhiều chuyên gia đánh giá sức bật và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam rất cao, có phần nhỉnh hơn Indonesia. Trong đó, Việt Nam có nhân lực trẻ tuổi, năng động, khả năng ứng dụng công nghệ số cao, điều này tạo thuận lợi cho việc đào tạo nhân lực trong TMĐT” – bà Việt Anh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo bà Việt Anh, hiện nay mới chỉ có 30% nhân lực trong ngành TMĐT được trải qua đào tạo chính quy, 55% đến từ các ngành đào tạo gần như kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin, còn 15% đến từ các ngành nghề khác. Như vậy, dư địa cho đào tạo đại học chính quy ngành TMĐT còn rất lớn.

Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo

Trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Công thương, phát triển nguồn nhân lực là một trong 5 nhóm chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển của TMĐT giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, đặt ra 2 mục tiêu gồm 50% cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp trển khai đào tạo TMĐT; có 1 triệu lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên… được đào tạo kỹ năng ứng dụng TMĐT.

Mặc dù vậy, đây mới chỉ là các mục tiêu về số lượng, nhưng đào tạo, còn cần chú trọng vào chất lượng, làm thế nào để nâng cao chất lượng ngành đào tạo TMĐT, song song với việc gia tăng số lượng để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp trên thị trường?

Đối với mục tiêu này, bà Việt Anh kiến nghị: “Cần áp dụng mô hình kết nối 3 bên gồm cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, tổ chức để cùng nhau nâng cao chất lượng đào tạo, với tính ứng dụng cao, phù hợp với các nhu cầu thực tế của doanh nghiệp”.

Đánh giá thêm về tiềm năng của ngành này, bà Việt Anh cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế, trong đó, có thể kể đến thế hệ đào tạo chính hiện tại là thế hệ GenZ trẻ trung, năng động, có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin, tư duy mới, sáng tạo, phù hợp cho việc đào tạo TMĐT, vốn là ngành nghề có sự vận động nhanh, mạnh và liên tục.

Đồng thời, Việt Nam có thị trường TMĐT lớn, sức tăng trưởng cao, khả năng bùng phát mạnh, tạo nên nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao. Đây là một trong những lý do thu hút các sinh viên lựa chọn học ngành này.

Bên cạnh những thuận lợi, theo các chuyên gia, việc đào tạo TMĐT hiện còn nhiều khó khăn, trong đó có thể kế đến sự thiếu hụt của lực lượng giảng viên tại các trường đại học, đặc biệt là các trường mới mở ngành đào tạo về TMĐT.

Ông Đoàn Quốc Tâm, Trưởng ban hợp tác của VECOM trình bày tham luận tại hội thảo

Ông Đoàn Quốc Tâm, Trưởng ban hợp tác của VECOM cho biết, nhiều trường đại học mới tiếp cận chuyên ngành này mong muốn nhận được sự trao đổi, giúp đỡ về giảng viên, đào tạo giảng viên và các học liệu từ các trường đại học lớn, đi đầu trong công cuộc tiếp cận và đào tạo TMĐT.

Thạc sĩ Tạ Trần Phương Nhung, Giảng viên ngành Thương mại điện tử của Đại học Đông Đô, cũng đồng thời là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh ứng dụng TMĐT, cho biết, ngành TMĐT là ngành rất rộng, có sự ứng dụng khác nhau giữa các công ty khác nhau. Mỗi công ty sẽ cần nguồn nhân lực được đào tạo theo hướng khác nhau.

Tình trạng này dễ dẫn tới sự chênh lệch giữa đào tạo và nhu cầu ứng dụng thực tiễn tại doanh nghiệp. Khiến cả người được tuyển dụng và doanh nghiệp tốn thêm thời gian, công sức, tiền bạc để đào tạo lại. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp và trường đại học để có hướng tiếp cận gần thực tế công việc cho sinh viên.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Căn cứ vào kết quả khảo sát, kiến nghị của các trường, tình hình hiện tại và xu hướng phát triển TMĐT giai đoạn tới năm 2025 và trung hạn tới năm 2030, VECOM đã đưa ra một số đề xuất như: Cần khảo sát định kỳ tình hình đào tạo TMĐT tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng mạng lưới các cơ sở đào tạo TMĐT; bồi dưỡng giảng viên TMĐT.

Đồng thời, tổ chức định kỳ các hội thảo khoa học về đào tạo TMĐT; đào tạo và cấp chứng nhận một số học phần TMĐT; tiếp tục thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bọ sinh viên TMĐT; tổ chức cuộc thi toàn quốc về TMĐT; nhanh chóng nâng cao chất lượng học liệu TMĐT; đẩy mạnh hoạt động định hướng nghề nghiệp, phổ biến tuyên truyền về ngành TMĐT…

Lâm Anh

Cùng chuyên mục

Khởi công dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh

28/12/2022 06:27 Sáng

Sáng 27/12, Sở Giao thông và Vận tải TPHCM phối hợp Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM và UBND huyện Bình Chánh tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh, gói thầu XL1, XL2, XL3, XL4. Đến dự có Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường; Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Lê Trương Hải Hiếu; Phó Chánh văn phòng UBND TP Mai Hữu Quyết.

Đồng hành cùng Phát triển – Lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa MT Group và Tuệ Anh Eye care

04/05/2024 07:51 Sáng

Với mục tiêu đem đến nhiều hơn những giá trị trong lĩnh vực đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Sau nhiều lần chia sẻ cũng như họp mặt 2 bên, chiều ngày 2/5/2024, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa MT Group và Hệ thống Mắt Tuệ Anh (Tuệ Anh Eye Care) đã chính thức diễn ra.

Bất động sản công nghiệp đắc địa được săn đón ở Châu Á Thái Bình Dương

28/10/2022 04:10 Sáng

Cán cân thị trường đang nghiêng về phía chủ nhà sở hữu bất động sản công nghiệp ở vị trí đắc địa trên toàn Châu Á Thái Bình Dương. Tỷ lệ trống thấp và nguồn cung khan hiếm là hai yếu tố đang giúp giá thuê tăng.

Sofitel Saigon Plaza kỉ niệm 25 năm thành lập: Một phần tư thế kỉ tôn vinh niềm vui sống kiểu Pháp

14/10/2023 05:55 Sáng

Ngày 9/10, Sofitel Saigon Plaza đánh dấu một cột mốc quan trọng với kỉ niệm 25 năm thành lập. Trong suốt một phần tư thế kỉ vừa qua, khách sạn đã thành công trong công cuộc lấy cảm hứng từ văn hóa và truyền thống Việt Nam, đồng thời tôn vinh niềm vui sống với tinh thần của nước Pháp.

Lãi suất huy động tăng sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế?

09/05/2024 06:47 Sáng

Tăng lãi suất huy động được xem là một biện pháp cần thiết để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá và quản lý rủi ro tài chính nhưng lại có tác động ngược đối với nền kinh tế nên cần được đánh giá cân nhắc một cách tỉ mỉ.

Đối tác