HoREA “hiến kế” 6 giải pháp để hạ giá thành nhà ở

21/04/2022 09:30 Chiều

Ngày 20/4, Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về một số đề xuất cấp bách nhằm giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở và kéo giá nhà để bình ổn thị trường bất động sản.

Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA,đang thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân và nhà ở– haiđáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người dân.

Cụ thể, nhà ở bình dân chỉ chiếm 1% tổng sản phẩm mới ra mắt trong năm 2020 và biến mất trong năm 2021, trong khi nhà ở cao cấp chiếm đến 74%, dẫn đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và bất động sản chưa tương xứng với tiềm năng.

Điều này thể hiện rất rõ qua nguồn thutiền sử dụng đất tại TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016-2021 là 82.932 tỷ đồng chỉ chiếm 5,9% tổng thu ngân sách, mà về tiềm năng thì nguồn thu này có thể đạt trên dưới 10% thì mớiphù hợp.

Theo HoREA, giá nhà ở của Việt Nam đang cao gấp hơn 20 lầnso với thu nhập trung bình của xã hội, vì vậy mà nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở. (Ảnh minh hoạ).

“Tất cả các dấu hiệu biến động trên đây tiềm ẩn bất ổn trên thị trường bất động sản và bất ổn về an sinh xã hội về nhà ở”, ông Châu nói.

Xuất phát từ việc cung không đủ cầu khiến giá nhà đang cao hơn 20 lần thu nhập trung bình của xã hội. HoREA cho biết chỉ số này ở các nước phát triển chỉ khoảng 6-7 lần.

Trước những bất cập nêu trên, Chủ tịch HoREA đề xuất hàng loạt pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Thứ nhất, Hiệp hội đề nghị tháo gỡ “ách tắc” cho các dự án nhà ở thương mại “có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở”.

Thứ hai, Hiệp hội đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản, nhà ở thương mại thuộc diện phải rà soát về pháp lý, thanh tra, kiểm tra, điều tra theo hướng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài chính bổ sung với Nhà nước.

“Từ năm 2017 đến nay, có nhiều dự án bất động sản, nhà ở thương mại thuộc diện phải rà soát về pháp lý, kiểm tra, thanh tra, điều tra nên phải dừng triển khai hoạt động đầu tư xây dựng kinh doanh hoặc chưa làm được “sổ hồng” cho khách hàng, cũng dẫn đến hệ quả làm giảm nguồn cung nhà ở” – ông Châu nhấn mạnh.

Vì vậy, ông Châu đề nghị xem xét xử lý theo hướng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thu đúng, thu đủ, hoặc thu hồi triệt để giá trị tài sản nhà nước hoặc nguồn thu ngân sách nhà nước bị thất thoát, không làm thất thoát tài sản công, nhất là nguồn lực đất đai.

Sau đó, đề nghị cho phép chủ đầu tư tiếp tục triển khai thực hiện dự án để góp phần làm tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho khách hàng để ổn định an cư.

Thứ ba, đề xuất giải pháp tháo gỡ “vướng mắc” về thực hiện quy định tiêu chí tách thành dự án độc lập đối với phần diện tích “đất công” nằm xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất giúp tăng cung dự án nhà ở.

Thứ tư, Hiệp hội đề nghị xem xét, tháo gỡ “vướng mắc” về quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại mà doanh nghiệp đã có quyền sử dụng đất giúp làm tăng nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở cho thị trường bất động sản.

Thứ năm, HoREA đề xuất giải pháp tháo gỡ “vướng mắc” về tính “tiền sử dụng đất” dự án nhà ở thương mại giúp làm tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.

Thứ sáu, Chủ tịch HoREA đề xuất giải pháp đẩy mạnh thực hiện “đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất” để lựa chọn nhà đầu tư giúp làm tăng nguồn cung dự án nhà ở thương mại cho thị trường bất động sản.

Ngoài ra, để cho thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững, Chủ tịch HoREA cho rằng Chính phủ còn phải rà soát để hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển thị trường vốn, bao gồm thị trường tiền tệ – tín dụng, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đi đôi với xây dựng chính sách thuế tài sản.

Bên cạnh đó, theo HoREA, cần thiết phải thay đổi cách tính tiền sử dụng đất hiện nay bằng việc ban hành mới sắc thuế trên hành vi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đất ở, vừa không để xảy ra tình trạng “thuế chồng thuế”, vừa góp phần điều tiết thị trường bất động sản, vừa không làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, vừa tạo được nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách nhà nước.

Cùng chuyên mục

Quảng Nam: phê duyệt danh mục 41 dự án đầu tư đợt 1 năm 2021

23/09/2021 08:07 Sáng

Ngày 20/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Lê Trí Thanh đã ký quyết định 2686/QĐ – UBND, về việc phê duyệt danh mục 41 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đợt 1/2021.

TP. HCM chuẩn bị đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư bỏ trống ở Thủ Thiêm

20/05/2024 04:38 Chiều

Trước đây, TP. HCM từng có chủ trương xin chuyển các căn hộ tái định cư cho khu đô thị mới Thủ Thiêm sang căn hộ thương mại, nhưng gặp nhiều trở ngại về quy định.

Tín hiệu tích cực về sự phục hồi của thị trường bất động sản

22/08/2023 11:37 Chiều

Tất cả các loại hình bất động sản đều có tăng từ 2% đến 9% về số lượng tin đăng rao bán. Thị trường bất động sản ở hầu hết các tỉnh thành đang trải qua một tháng 7 “ấm áp” hơn với sự tăng trưởng nhẹ về mức độ quan tâm.

Trường hợp nhà, đất được miễn lệ phí trước bạ

18/01/2022 07:28 Chiều

Nhà đất là loại tài sản phải chịu lệ phí trước bạ, tuy nhiên nếu thuộc các trường hợp sau đây thì sẽ được miễn lệ phí trước bạ nhà đất.

BĐS Nhà ở TP.HCM: Xu hướng của những người dẫn đầu

08/04/2021 06:44 Chiều

Tại KS Continental Saigon (TP.HCM), Công ty CP DKRA Việt Nam vừa tổ chức chương trình “Báo cáo thị trường BĐS Nhà ở TP.HCM & Vùng phụ cận Quý 1 năm 2021” với chủ đề: Xu hướng của những người dẫn đầu.

Đối tác