Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045

23/04/2022 01:58 Chiều

Dự kiến quy hoạch tổng công suất nguồn điện hệ thống điện quốc gia đến năm 2030 vào khoảng 146.000 MW với cơ cấu các loại nguồn điện như báo cáo của Bộ Công Thương. Quy mô này đáp ứng đầy đủ nhu cầu công suất phụ tải điện cực đại dự báo đến năm 2030 vào khoảng 93.300 MW, có mức độ dự phòng nguồn điện hợp lý trong hệ thống điện quốc gia và các vùng, miền.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thông báo nêu rõ, quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng trong hệ thống các quy hoạch ngành quốc gia, được Bộ Công Thương tổ chức lập theo nhiệm vụ lập quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1264/QĐ-TTg ngày 1/10/2019. Đây là quy hoạch ngành quốc gia được các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm và có nhiều kiến nghị, đóng góp trong quá trình Bộ Công Thương tổ chức lập, cũng như giai đoạn hoàn thiện quy hoạch theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ảnh minh họa)

Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ảnh minh họa)

Hội nghị thống nhất cơ bản về dự kiến quy hoạch tổng công suất nguồn điện hệ thống điện quốc gia đến năm 2030 vào khoảng 146.000 MW với cơ cấu các loại nguồn điện như báo cáo của Bộ Công Thương. Quy mô này đáp ứng đầy đủ nhu cầu công suất phụ tải điện cực đại dự báo đến năm 2030 vào khoảng 93.300 MW, có mức độ dự phòng nguồn điện hợp lý trong hệ thống điện quốc gia và các vùng, miền.

Kết quả này thể hiện rõ sự hợp lý hơn, ưu việt hơn so với phương án Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 3 năm 2021, trong đó, dự kiến tổng công suất nguồn điện giảm khoảng 35.000 MW, khối lượng đường dây 500, 220kV giảm khoảng 2.000 km; qua đó giảm nhu cầu vốn đầu tư vào ngành điện trong giai đoạn 2021-2030.

Về dài hạn đến năm 2045, Hội nghị thống nhất cơ bản quyết tâm chung thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam tại Hội nghị COP26, đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; ngành điện sẽ tập trung thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng sạch, giảm thiểu các nguồn điện phát thải CO2 và dự kiến tổng quy mô công suất nguồn điện khoảng 400.000 MW.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các địa phương tại Hội nghị để hoàn thiện Quy hoạch điện VIII, đồng thời, khẩn trương hoàn tất các thủ tục thẩm định và trình duyệt.

Phó Thủ tướng lưu ý, Bộ Công Thương phải tiếp tục rà soát, thực hiện đầy đủ các kết luận chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 92/TB-VPCP ngày 31/3/2022 của Văn phòng Chính phủ, trong đó cần làm rõ các tiêu chí xác định các dự án quan trọng, ưu tiên từng thời kỳ để bố trí không gian phát triển các vùng, miền, địa phương, bảo đảm minh bạch, hiệu quả.

Đồng thời, rà soát đồng bộ quy hoạch nguồn và lưới điện truyền tải; xác định danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên phát triển từng thời kỳ, nhất là giai đoạn 2021-2025, 2026-2030 theo đúng các tiêu chí đề ra trong quy hoạch; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để hoàn thiện các nhiệm vụ, giải pháp điều hành quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia cụ thể của một số địa phương về các tồn tại, vướng mắc, bất hợp lý về đầu tư phát triển điện lực thời gian qua để chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách có liên quan, bảo đảm phát triển ngành điện bền vững, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả; kịp thời báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch điện VIII theo quy định và triển khai thủ tục để họp Hội đồng thẩm định trước ngày 25/4/2022.

Thành Nam – Baodansinh.vn

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo tăng nhưng doanh nghiệp cần được hỗ trợ tín dụng

12/07/2023 10:57 Chiều

Nửa đầu năm 2023, doanh thu từ xuất khẩu gạo đạt 2,3 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ, diễn biến thị trường hiện thuận lợi, nhưng doanh nghiệp đang khó về tín dụng, cần được hỗ trợ khẩn.

Năm 2023, xuất khẩu rau quả dự kiến cán đích 5,5 tỷ USD

25/09/2023 05:13 Chiều

Hiệp hội Rau quả Việt Nam thông tin, dự kiến hết quý III-2023, xuất khẩu rau, quả thu về 4,134 tỷ USD - vượt kết quả năm 2022 (3,34 tỷ USD) và cao hơn con số kỷ lục của năm 2018 (3,81 tỷ USD).

Điều mất mùa, rớt giá nông dân Đắk Nông chồng chất khó khăn

28/03/2022 07:19 Chiều

Đắk Nông - Điều là cây trồng chủ lực của người dân tỉnh Đắk Nông với diện tích khoảng 18.500ha. Tuy nhiên, bước vào vụ thu hoạch năm nay, người dân nơi đây hết sức buồn bã vì cây điều vừa mất mùa, vừa rớt giá.

Đua nhau tăng lãi suất tiết kiệm, có ngân hàng huy động lên tới 8,8%

06/09/2022 04:22 Chiều

Đua nhau tăng lãi suất tiết kiệm, có ngân hàng huy động lên tới 8,8%

Giá xăng trong nước đồng loạt giảm, RON95 về dưới 25.000 đồng/lít

25/04/2024 09:40 Chiều

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương – Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay (25/4).

Đối tác