Khởi động chuỗi sự kiện “Ngày không tiền mặt năm 2024”

29/05/2024 01:55 Chiều

Tiếp nối thành công của chương trình Ngày không tiền mặt trong 5 năm qua, chiều ngày 28/5/2024, tại TP.HCM, Báo Tuổi trẻ phối hợp Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức họp báo công bố chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm 2024.

“Chương trình Ngày không tiền mặt” năm 2024 bước sang năm thứ 6 với chủ đề “Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, bảo mật”. Qua chặng đường 5 năm triển khai, “Ngày không tiền mặt” đã góp phần định hình và củng cố thói quen, hành vi sử dụng các phương thức, phương tiện thanh toán không tiền mặt an toàn, tiện lợi, góp phần tạo nên chuyển biến rõ nét về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) của người dân, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.

Chương trình đã góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ tại các Đề án (Đề án Phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025; Đề án thúc đẩy thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế) và Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Buổi họp báo nhằm công bố nội dung, các hoạt động Ngày không tiền mặt 2024, công bố Tháng khuyến mãi tập trung tại TP.HCM, ngày khuyến mãi tập trung toàn quốc Cashless Day 16/6…

Bên cạnh các hoạt động như lễ hội ngày không tiền mặt, sự kiện năm nay có nhiều điểm mới với chương trình giao lưu, tư vấn kỹ năng tài chính an toàn (tư vấn cho học sinh – sinh viên các kỹ năng về quản lý chi tiêu, kiểm soát tiền, đầu tư tài chính, các mini game thử thách quản lý tài chính); ngoài ra còn có minigame hiến kế giao dịch an toàn; hoạt động chạy bộ…

Hội thảo năm nay với chủ đề “Thúc đẩy TTKDTM an toàn, bảo mật” (dự kiến vào ngày 14/6/2024) với quy mô khoảng hơn 300 khách mời đến từ Trung ương và địa phương… Hội thảo tập trung thảo luận và tìm giải pháp: Nhằm nâng cao hơn nữa khả năng bảo mật, an toàn của hệ thống, đảm bảo an toàn trong TTKDTM nói riêng và các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số nói chung; Nâng cao nhận thức, bảo vệ tốt hơn cho người dân khi tham gia TTKDTM cũng như các giao dịch ngân hàng trên nền tảng số…

Góp phần vào sự phát triển của TTKDTM không thể không nói đến vai trò của truyền thông, giáo dục tài chính. Tại họp báo, bà Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông (NHNN) cho biết, NHNN là đơn vị được Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ điều phối chung Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó, truyền thông giáo dục tài chính là một nhiệm vụ quan trọng.

Nhiệm vụ của truyền thông giáo dục tài chính là để “không ai bị bỏ lại phía sau trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính”, nâng cao nhận thức của công chúng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, đẩy lùi tín dụng đen. Để thực hiện hiệu quả, hoạt động truyền thông giáo dục tài chính cần đánh giá thực trạng trên cơ sở khách quan, khoa học và đưa ra các giải pháp với mục tiêu rõ ràng, tính khả thi và lượng hóa được kết quả hoạt động truyền thông giáo dục tài chính của NHNN.

NHNN đã và đang phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất chương trình gameshow “Tiền khéo Tiền khôn”, chương trình ““Đồng tiền thông thái” trong chuyên mục Chào buổi sáng”, chương trình “Tay hòm chìa khóa” – sử dụng đồ họa trực quan thông tin và hình ảnh hóa các quy trình thực hiện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, TTKDTM. Bên cạnh đó, NHNN phối hợp với các cơ quan báo chí để truyền thông giáo dục tài chính qua các bài viết, phóng sự; thực hiện các chương trình “Ngày không tiền mặt” cùng Báo Tuổi trẻ, xây dựng chuyên mục “Tư vấn Tài chính” trên báo Đầu tư; phối hợp các trường học tổ chức cuộc thi “Hiểu đúng về tiền”, “Hiểu biết về tài chính” dành cho học sinh, sinh viên…

Đặc biệt, NHNN đẩy mạnh truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng Fanpage Giáo dục tài chính (đã được tick xanh) (https://www.facebook.com/giaoductaichinh.official). Fanpage thu hút nhiều lượt theo dõi, truy cập, với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như Quyền Linh, Thanh Hương, Anh Đức… thông qua các tiểu phẩm, video clip, hình họa, sơ đồ hóa các kiến thức về tài chính ngân hàng một cách đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, trong đó giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ TTKDTM, cảnh báo các chiêu trò lừa đảo của tội phạm công nghệ, hướng dẫn người dân cách sử dụng dịch vụ ngân hàng và các kỹ năng về an ninh, an toàn, bảo mật trong TTKDTM nói riêng và dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số nói chung.

Các chương trình truyền thông giáo dục tài chính mà NHNN thực hiện thời gian qua đã có sự lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng, được đông đảo các tầng lớp công chúng đánh giá cao vì tính thiết thực, độ hấp dẫn và sự sáng tạo. Thông qua các chương trình truyền thông này, nhận thức và thói quen của người dân về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đã thay đổi rõ nét, nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó góp phần thúc đẩy TTKDTM và thực hiện các mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Bà Lê Thị Thúy Sen chia sẻ, trên cơ sở tình hình triển khai hoạt động truyền thông giáo dục tài chính thời gian qua và kết quả khảo sát, NHNN định hướng hoạt động truyền thông giáo dục tài chính thời gian tới như sau: Nâng cao nhận thức, từ đó thay đổi thói quen, hành vi và phương thức sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng tại Việt Nam của cộng đồng, góp phần giảm thiểu chi phí xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính-ngân hàng; hướng tới người dân ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn, giới trẻ, các đối tượng yếu thế trong xã hội…

Về nội dung: tiếp tục bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành, trong đó có đẩy mạnh TTKDTM và tài chính toàn diện. Về hình thức: hướng tới đa dạng các phương tiện truyền thông, đẩy mạnh trên truyền hình, trên nền tảng mạng xã hội; tiếp tục đổi mới các hình thức truyền thông theo hướng nắm bắt các xu hướng truyền thông mới trên thế giới, các xu hướng truyền thông hiện đại mà công chúng quan tâm, sử dụng nhiều; đẩy mạnh truyền thông giáo dục tài chính trong hệ thống giáo dục phổ thông, đại học trên toàn quốc…

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đổi mới, sáng tạo cách thức truyền thông, đẩy mạnh truyền thông trên mạng xã hội, trên Fanpage Giáo dục tài chính, đặc biệt xây dựng website về giáo dục tài chính với những kiến thức từ đơn giản đến chuyên sâu về tài chính ngân hàng, trong đó có các dịch vụ TTKDTM hiện đại”, bà Lê Thị Thúy Sen cho biết thêm.

Nguồn: tinhnhanhchungkhoan

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu tôm tăng đột biến

24/05/2022 08:32 Chiều

Top 5 thị trường nhập tôm chính của Việt Nam gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc ghi nhận tăng trưởng từ 15-91% trong 4 tháng đầu năm. Trong tháng 4, xuất khẩu tôm đạt hơn 442 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giữ ổn định hệ thống ngân hàng

10/10/2022 05:02 Chiều

Sự việc nhiều người dân ồ ạt đến rút tiền tại SCB giống như một phép thử cho những phát ngôn gần đây của cơ quan chức năng về giữ an toàn hệ thống ngân hàng. Ở đó, quyền lợi người gửi tiền được nói rằng sẽ luôn được đảm bảo.

Lãi suất cho vay mua nhà ở không tăng

12/05/2022 02:19 Chiều

Các ngân hàng vẫn giữ nguyên mức lãi suất cho vay mua nhà ở như các tháng đầu năm nay, thời hạn vay kéo dài 25-30 năm, giảm áp lực trả nợ từng tháng cho người vay vốn. Mặc dù mặt bằng lãi suất đang chịu rất nhiều áp lực, lãi suất đầu vào tại không ít ngân hàng đã được diều chỉnh tăng, nhưng hiện các ngân hàng vẫn duy trì ổn định lãi suất cho vay.

Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản: Hướng tới kỷ lục 60 tỷ USD

01/11/2024 04:34 Chiều

Sau 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam đạt 51,74 tỷ USD, gần đạt mục tiêu 54-55 tỷ USD.

Bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước

23/02/2022 06:25 Chiều

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 160/CĐ-TTg ngày 22/2/2022 về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.

Đối tác