Lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh sốt xuất huyết

03/08/2024 05:26 Chiều

Nhằm nâng cao nhận thức và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là trẻ em trong đợt cao điểm mùa sốt xuất huyết, các bác sĩ Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và tổ phòng chống sốt xuất huyết đã đưa ra lời khuyên bổ ích để phòng tránh căn bệnh này.

Ngày 2/8, tại sự kiện kích hoạt chuỗi hoạt động hướng tới mục tiêu nâng cao sức khoẻ cộng đồng và lan tỏa các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, Ths. Bs. Nguyễn Minh Châu – giảng viên bộ môn dinh dưỡng an toàn thực phẩm Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ đa khoa – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Ths. Bs. Trương Thị Kim Nguyên – Tổ trưởng tổ phòng chống sốt suất huyết đã có buổi tư vấn về căn bệnh này.

Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (HCDC) đã ghi nhận 30.265 ca mắc sốt xuất huyết với 3 trường hợp tử vong. Tính riêng các tỉnh thành phía Nam, đã có 20.637 ca sốt xuất huyết. Trong đó, TP.HCM là một trong những địa phương có ca mắc ca nhất với trên 4.800 ca, 1 ca tử vong.

Tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm cao trào của dịch sốt xuất huyết, trong thời gian tới, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát thành dịch lớn. Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra, lây lan do muỗi vằn đốt bệnh nhân nhiễm virus rồi truyền sang cho người bình thường. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt bọ gậy, tránh để nước đọng, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, mặc áo dài tay, dùng kem bôi tránh muỗi, ngủ màn kể cả ngày và đêm.

“Người bệnh sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ, đau mắt, có khi sốt phát ban… Không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng phải nhập viện nhưng có những trường hợp trở nặng như đau bụng, nôn ói nhiều, nôn ra máu… thì phải đưa người nhà đến bệnh viện thăm khám kịp thời. Ngoài ra, có những nhóm nguy cơ cao, những người có biểu hiện bệnh nặng hơn như béo phì, có bệnh nền (đái tháo đường, tăng huyết áp, phụ nữ mang thai…)”, bác sĩ Kim Nguyên chia sẻ.

Cũng theo bác sĩ Nguyên, cách đây nhiều năm, sốt xuất huyết chủ yếu xảy ra ở trẻ em, nhưng những năm gần đây đã có sự dịch chuyển về độ tuổi. Ghi nhận từ 2016 tới nay, trên cả TP.HCM có 75 trường hợp sốt xuất huyết tử vong, tỷ lệ dưới 15 tuổi và trên 15 tuổi bằng nhau.

Về biện pháp phòng ngừa, bác sĩ Minh Châu nhấn mạnh: “Việc đầu tiên phải là loại bỏ không gian gây sốt xuất huyết, đó là diệt muỗi. Để phòng ngừa muỗi đốt, mỗi ngày, hàng tuần, các gia đình nên dành 15 phút diệt lăng quăng ở quanh nhà, đồ vật xung quanh, không để đọng nước để muỗi không có cơ hội đẻ trứng. Thứ hai là biện pháp diệt muỗi như kem xoa chống muỗi, nhang muỗi, hoặc xịt muỗi. Thứ ba là phòng chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay, kín, xông muỗi… Không chỉ ngành y tế mà việc phòng chống sốt xuất huyết cần có sự hỗ trợ của các ngành cũng như ngươi dân”.

Bác sĩ Nguyên cho biết việc nghiên cứu vaccine đã được các nước tiến hành vài chục năm nay, năm 2024, Bộ Y tế cấp phép lưu hành vaccine Qdenga tại TP.HCM. Hy vọng sắp tới, người dân sẽ có vaccine để bảo vệ sức khỏe của mình.

Tuy nhiên, trong quá trình từ đây đến đó, còn phải chờ đợi và cách hiệu quả nhất vẫn là các biện pháp truyền thống, nhất là dành cho đối tượng chưa biết tự bảo vệ mình như trẻ em.  Kem xoa chống muỗi đốt khá tiện ích, có thể mang đi mọi nơi, đi du lịch tới vùng nào đó, có thể bôi cho trẻ mà không sợ bị kích ứng…

Vì mục tiêu giảm các triệu chứng nóng trong người, tạo nền tảng đề kháng khỏe để chống chọi với các loại bệnh nói chung và sốt xuất huyết nói riêng, Sensa Cools và Soffell kích hoạt chuỗi hoạt động “Trong mát ngoài lành, vui mùa lễ hội”, giới thiệu bộ đôi bảo vệ cơ thể giúp thanh nhiệt từ bên trong và bảo vệ cơ thể khỏi muỗi đốt từ bên ngoài. Chuỗi hoạt động sẽ diễn ra khắp 6 tỉnh thành phố là TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Đồng Nai, bắt đầu từ ngày 2/8.

Theo bác sĩ Minh Châu, nóng trong không phải là vấn đề nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tiêu hao đề kháng, khi đó rất dễ mắc phải các loại bệnh tật khác, nhất là sốt xuất huyết khi mùa cao điểm đang cận kề. Chỉ có một biện pháp duy nhất để tất cả mọi người đều được tận hưởng thoải mái từ trong ra ngoài là nâng cao đề kháng và ngăn chặn muỗi đốt.

Ngọc Hằng

Cùng chuyên mục

Áp lực vốn vẫn dồn lên ngân hàng

11/08/2022 06:41 Chiều

Các TCTD đang dẫn đầu về khối lượng phát hành trên thị trường trái phiếu trong 7 tháng đầu năm do khối lượng phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp sụt giảm mạnh.

Một trong những khó khăn của doanh nghiệp thủy sản

18/12/2023 08:40 Chiều

Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp thủy sản phản ánh gần đây là tình trạng có quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra mỗi năm.

Động lực nào thúc đẩy lợi nhuận các ngân hàng 2022?

14/04/2022 09:07 Chiều

Triển vọng tăng trưởng kinh tế năm nay sáng sủa hơn năm trước, ngân hàng là một trong những ngành được kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ và được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.

Cushman & Wakefield Việt Nam: Quý II-2023 nguồn cung mở bán mới căn hộ thấp nhất kể từ năm 2019

30/06/2023 04:17 Chiều

Chia sẻ tại họp báo quý 2/2023, bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam - cho biết: Q2 2023 ghi nhận lượng nguồn cung mở bán mới căn hộ thấp nhất kể từ năm 2019, đạt khoảng 970, giảm 41% so với quý trước và giảm 90% so với cùng kỳ. Nguồn cung mới khan hiếm phần lớn do sự trì trệ trong quá trình hoàn thiện pháp lý và thủ tục triển khai mở bán dự án.

Vietcombank trong dòng chảy chuyển đổi ngân hàng số – Vươn mình kiến tạo tương lai

08/11/2023 08:29 Chiều

Lịch sử thế giới tính đến thời điểm hiện tại đã trải qua 03 cuộc cách mạng công nghiệp lớn và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra.

Đối tác