Mở rộng đối tượng tuyển dụng giáo viên cho các trường

03/06/2022 08:51 Chiều

Nhm giúp các trưng ch đng hơn na trong đi ngũ thc hin tt Chương trình GDPT 2018, k t năm hc 2022-2023, TP.HCM s trao thêm quyn tuyn dng giáo viên – phân cp tuyn dng viên chc cho thêm 7 đơn v s nghip giáo dc, nâng tng s đơn v đưc phân cp lên 23 trưng.


TP.HCM tính toán “g khó” trong công tác tuyn dng giáo viên  mt s môn đc thù khi thc hin Chương trình GDPT 2018

Ch đng hơn trong đi ngũ

Tại TP.HCM, nhiều năm qua công tác tuyển dụng giáo viên đã được đẩy mạnh trong việc trao quyền cho địa phương, nhà trường, hướng tới chất lượng đội ngũ. Đối với 3 cấp học mầm non, tiểu học và THCS thuộc thẩm quyền quản lý của các quận, huyện, đến thời điểm hiện tại, đã có 2 địa phương là Q.10 và Bình Tân thực hiện việc trao quyền tuyển dụng cho các trường học.

Sở GD-ĐT TP.HCM hiện cũng đang phân cấp tổ chức tuyển dụng đối với 17/129 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Hàng năm, các đơn vị này đều nghiêm túc xây dựng kế hoạch tuyển dụng gửi về Sở GD-ĐT TP.HCM để được xem xét, phê duyệt theo quy định, đồng thời tổ chức tuyển dụng đúng quy trình, số lượng giáo viên trúng tuyển đáp ứng nhu cầu giảng dạy thực tế của đơn vị.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu thông tin, kể từ năm học 2022-2023, Sở GD-ĐT TP.HCM mở rộng thêm đối tượng phân cấp thực hiện tuyển dụng viên chức tại 7 đơn vị giáo dục là các trường tiên tiến, hội nhập quốc tế và trường học thuộc vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện Cần Giờ nhằm giúp các đơn vị chủ động tổ chức tuyển dụng theo nhu cầu.

Cụ thể, các trường được mở rộng phân cấp trong năm học tới bao gồm: Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế là Trường THPT Nguyễn Du, THPT Nguyễn Hiền, THPT Lê Quý Đôn; Các trường nằm trên địa bàn huyện Cần Giờ, bao gồm: THPT An Nghĩa, THPT Bình Khánh, THPT Cần Thạnh, THCS-THPT Thạnh An. Dự kiến, giữa tháng 6-2022, công tác tuyển dụng giáo viên cho năm học mới 2022-2023 sẽ được Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định, việc mở rộng đối tượng phân cấp sẽ giúp các trường chủ động hơn về đội ngũ phù hợp nhất với đặc thù đơn vị, mô hình giáo dục cũng như đối tượng học sinh của nhà trường.

Hiệu trưởng một trường THPT huyện Cần Giờ chia sẻ hàng năm việc tuyển dụng giáo viên tại các trường ở huyện Cần Giờ nói chung và tại đơn vị nói riêng đều gặp khó do đây là khu vực xa xôi, không có nhiều ứng viên có nhu cầu về công tác. Thậm chí khi đã trúng tuyển vẫn sẵn sàng bỏ nhiệm sở với lý do khó khăn trong việc di chuyển.

“Suốt mấy năm nay trường đều không đủ giáo viên ở một số môn đặc thù như tiếng Anh, công nghệ. Ngay cả việc thỉnh giảng cũng khó vì không có nguồn để thỉnh giảng… Khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, việc được Sở GD-ĐT trao quyền trong công tác tuyển dụng giáo viên đã giúp nhà trường chủ động hơn rất nhiều, lên kế hoạch tuyển dụng, sắp xếp bố trí đội ngũ một cách hợp lý nhất…”, hiệu trưởng này chia sẻ.

Tương tự, thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) khá vui mừng trước thông tin Sở GD-ĐT phân cấp tuyển dụng cho đơn vị kể từ năm học 2022-2023. Thầy cho hay, với đặc thù là trường tiên tiến, hội nhập quốc tế nên các hoạt động giáo dục cũng như giảng dạy mang tính đặc thù để phù hợp với mục tiêu giáo dục mà trường đặt ra do đó công tác nhân sự, đội ngũ luôn là bài toán khó với nhà trường mà chỉ khi được phân cấp mới có thể giải được.

“Khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT, với môn nghệ thuật nhà trường đã chủ động chuẩn bị ở nhiều phân môn khác nhau giúp học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn, trải nghiệm, phát triển bản thân. Với việc được phân cấp tuyển dụng, nhà trường không chỉ được chủ động trong đội ngũ mà còn nâng cao chất lượng giáo dục của chính nhà trường…”, thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ.

“G khó” tuyn dng các môn đc thù trong Chương trình GDPT 2018

Bắt đầu từ năm học 2021-2022, TP.HCM thực hiện tuyển dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao thẩm quyền tuyển dụng thực hiện theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP (ngày 25-9-2020) của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Trong đó, Sở GD-ĐT TP.HCM là cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng được thành lập theo nguyên tắc chủ tịch hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng, phó chủ tịch hội đồng là lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng. Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trường THPT không tham gia vào hội đồng tuyển dụng nhưng vẫn có thể là thành viên ban kiểm tra sát hạch để chấm điểm đối với người dự tuyển viên chức.

Theo lộ trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, các môn học âm nhạc, mỹ thuật, tin học và công nghệ thuộc nhóm môn công nghệ và nghệ thuật bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10.


T năm hc 2022-2023, TP.HCM s m rng thêm đi tưng phân cp tuyn dng cho mt s đơn v

Giám đốc Sở GD-ĐT khẳng định, hàng năm TP.HCM thu hút được rất nhiều ứng viên tham gia tuyển dụng. Tuy nhiên khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, TP.HCM rất “khát” giáo viên nhiều môn học cho chương trình, cụ thể là mỹ thuật, âm nhạc.

“Số học sinh mong muốn học các môn này không phải ít vì vậy khi thực hiện chương trình cần phải có lực lượng giáo viên tham gia dạy mỹ thuật, âm nhạc trong trong trường THPT. Việc thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật bậc THPT xuất phát từ việc các trường đại học chưa đào tạo ngành này cho bậc THPT, mới chỉ đào tạo giáo viên mỹ thuật, âm nhạc bậc THCS”, ông Hiếu nêu rõ.

Bên cạnh đó, tin học cũng là môn học nhiều năm nay TP.HCM khó tuyển dụng, thậm chí không tuyển dụng được, chất lượng không như mong muốn. Giáo viên ở bộ môn ngoại ngữ 2 cũng đang rất “khát” dù các trường THPT, phụ huynh, học sinh có nhu cầu.

Để chuẩn bị nhân sự cho năm học mới, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sở đang xem xét, giải quyết chuyển công tác cho các giáo viên có nhu cầu thay đổi đơn vị công tác. Song song đó, các trường THPT tiến hành đăng ký nhu cầu tuyển dụng giáo viên cho năm học 2022-2023 dựa trên kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường, đồng thời tính toán nhân sự thực hiện lộ trình 3 năm triển khai Chương trình GDPT 2018.

Theo GDTP

Cùng chuyên mục

Việt Nam cần hơn 1 triệu lao động ngành logistics

22/04/2024 05:40 Chiều

Báo cáo chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility công bố vào đầu năm 2022 cho thấy, năm 2021, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu.

Bộ ảnh tốt nghiệp “chất lừ” của nam sinh Trường Đại học Hoa Sen

20/03/2022 07:21 Sáng

Với mong muốn ghi lại khoảnh khắc tốt nghiệp đáng nhớ của mình, Nguyễn Tuấn Khanh, sinh viên Trường Đại học Hoa Sen đã khoác bộ đồ tốt nghiệp và đi đến nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước.

Đà Nẵng: Thầy trò “vùng xanh” đến trường học trực tiếp

21/10/2021 07:45 Sáng

Ngày 20-10, thầy trò các Trường TH Hòa Bắc và THCS Nguyễn Tri Phương thuộc “vùng xanh” thuộc xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) đã bắt đầu trở lại trường học trực tiếp sau hơn 1 tháng học trực tuyến online vì dịch Covid-19. Đây là 2 trường học đầu tiên của Đà Nẵng trở lại trường học trong năm học 2021-2022.

UNSW Global mang đến cơ hội tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp thế giới cho sinh viên quốc tế qua chương trình 120 ngày học trực tuyến

06/07/2022 04:32 Sáng

Chỉ sau 120 ngày, chương trình học 100% trực tuyến của UNSW Global sẽ mang tới cho sinh viên cơ hội học tập tại Đại học New South Wales, Sydney hoặc tại một trường đại học quốc tế hàng đầu khác tại Úc, New Zealand hoặc Vương quốc Anh.

Đại học Đại Nam hợp tác với Quippy AI trong việc áp dụng công nghệ AI tiên tiến vào giảng dạy tiếng Trung

21/05/2024 06:30 Chiều

Quippy AI, nền tảng giáo dục công nghệ hàng đầu chuyên về học ngoại ngữ, đã thông báo về việc ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Đại học Đại Nam tại Hà Nội, Việt Nam. Mối hợp tác chiến lược này đánh dấu bước ngoặt trong việc đổi mới phương pháp học tiếng Trung cho sinh viên đại học, ứng dụng công nghệ nhận diện giọng nói AI tiên tiến của Quippy.

Đối tác