Nghệ An lọt top 10 tỉnh thành thu hút FDI lớn nhất nước

28/11/2022 06:56 Chiều

Năm 2022, lần đầu tiên Nghệ An lọt vào nhóm 10 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước, tổng vốn cấp mới và điều chỉnh là 935,22 triệu USD.

Năm 2022, mặc dù bị tác động bởi nhiều khó khăn, thách thức, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Nghệ An vẫn đạt những kết quả rất tích cực. Kinh tế – xã hội phục hồi và phát triển toàn diện trên tất cả các ngành, lĩnh vực với 27/28 chỉ tiêu chủ yếu dự kiến hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 14%; Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt trung bình 62,94%. Tổng lượt khách lưu trú dự kiến đạt 4,45 triệu lượt, doanh thu du lịch dự kiến đạt 5.670 tỷ đồng.

Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 2,490 tỷ USD, tăng 2,55% so với năm 2021, trong đó, xuất khẩu hàng hóa 2,168 tỷ USD, tăng 2,6% so với năm 2021.

Thu ngân sách ước thực hiện 20.350 tỷ đồng, vượt 35,7% so với dự toán, trong đó, thu nội địa ước đạt 19.000 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 1.350 tỷ đồng. Chi ngân sách ước cả năm 2022 đạt 32.543 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư công tập trung tỉnh Nghệ An quản lý đã giải ngân hơn 3.054 tỷ đồng, đạt 41,03% tổng kế hoạch. Các công trình trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ, hạ tầng Khu Kinh tế Đông Nam tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ.

Tính đến ngày 15/11/2022, trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp mới 92 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 28.390,9 tỷ đồng; điều chỉnh 98 lượt dự án (trong đó, điều chỉnh tổng vốn đầu tư 33 lượt dự án, với tổng mức đầu tư tăng 13.224 tỷ đồng). Tổng số vốn cấp mới và điều chỉnh 41.614,9 tỷ đồng, tăng 50,91% so với cùng kỳ năm 2021.

Đặc biệt, năm 2022, lần đầu tiên Nghệ An lọt vào nhóm 10 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước, với tổng vốn cấp mới và điều chỉnh tính đến ngày 10/11/2022 là 935,22 triệu USD.

Về thu hút nguồn vốn ODA, trong 10 tháng đầu năm 2022, có 1 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư; 1 dự án đang làm thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư; 3 dự án đang thực hiện thủ tục đề xuất.

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có 11 chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài với tổng mức đầu tư 9.620 tỷ đồng; giải ngân vốn nước ngoài 10 tháng đầu năm 68,694 tỷ đồng/482,140 tỷ đồng, đạt 14,25% kế hoạch được giao.

Năm 2023, UBND tỉnh Nghệ An dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP 9-10%; thu ngân sách Nhà nước 15.857 tỷ đồng; Tổng kim ngạch xuất khẩu 2,870 tỷ USD; Tổng nguồn đầu tư phát triển toàn xã hội 106.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người 56-57 triệu đồng.

Theo baodansinh.vn

Cùng chuyên mục

Hiệp định CPTPP – Trợ lực giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt khó

04/08/2023 10:56 Chiều

Trong khi xuất khẩu thuỷ của Việt Nam sang sang nhiều thị trường gặp khó khăn, thì tại khối thị trường CPTPP lại ghi nhận những tín hiệu tích cực, đặc biệt là tại Chile với mức tăng trưởng dương 15% trong 6 tháng đầu năm 2023 nhờ tận dụng hiệu quả thuế suất ưu đãi của Hiệp định này.

Tiến đến quốc gia không tiền mặt

19/11/2021 07:46 Chiều

Tại Hội thảo "Tiến đến quốc gia không tiền mặt” được tổ chức sáng nay (19/11), bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chủ động nghiên cứu, xây dựng quy định pháp lý tạo thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ thanh toán dựa trên ứng dụng công nghệ.

Xuất nhập khẩu vượt kỷ lục gần 670 tỷ USD là một trong 10 sự kiện Công Thương nổi bật năm 2021

02/01/2022 09:02 Sáng

Sản xuất công nghiệp vượt qua khó khăn, sự phát triển của thương mại điện tử, xuất nhập khẩu vượt kỷ lục đạt gần 670 tỷ USD... là những sự kiện nổi bật của ngành Công Thương năm 2021.

Nhiều dư địa xuất khẩu cho “vua” của các loại trái cây nhiệt đới

23/07/2022 10:31 Chiều

Sầu riêng được xem là vua của các loại trái cây nhiệt đới. Đây không phải là loại trái cây mà nhiều nước trồng được nên được thị trường nhiều nước ưa chuộng.

Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045

23/04/2022 01:58 Chiều

Dự kiến quy hoạch tổng công suất nguồn điện hệ thống điện quốc gia đến năm 2030 vào khoảng 146.000 MW với cơ cấu các loại nguồn điện như báo cáo của Bộ Công Thương. Quy mô này đáp ứng đầy đủ nhu cầu công suất phụ tải điện cực đại dự báo đến năm 2030 vào khoảng 93.300 MW, có mức độ dự phòng nguồn điện hợp lý trong hệ thống điện quốc gia và các vùng, miền.

Đối tác