Nguồn cung dồi dào, giá nhiều loại trái cây giảm mạnh

14/05/2023 10:28 Chiều

Với 1,2 triệu tấn trái cây ở các tỉnh phía Nam đang bước vào chính vụ, giá nhiều mặt hàng đang giảm mạnh khi nguồn cung dồi dào. Điển hình, giá sầu riêng sau một thời gian sốt, có thời điểm chạm mốc gần 200.000 đồng/kg thì nay giảm còn khoảng 50.000 đồng/kg.

So với đầu tháng 4, sầu riêng Ri 6 tại vườn tiếp tục mất giá 30-40% về 50.000-55.000 đồng/kg. Khảo sát tại các nhà vườn Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ cho thấy, giá sầu riêng Ri6 được thương lái thu mua tại vườn chỉ còn 50.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng so với đầu tháng 4 và giảm khoảng 120.000 đồng so với mức giá kỷ lục đầu tháng 2. Theo người trồng sầu riêng tại Cai Lậy (Tiền Giang), thời điểm này sầu riêng đang chính vụ, sản lượng thu hoạch lớn khiến giá bán giảm mạnh so với tuần trước.

Giá sầu riêng tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đang giảm mạnh.

Giá sầu riêng tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đang giảm mạnh.

Các chủ vựa buôn sầu riêng cho biết, hiện các đối tác Trung Quốc không còn mua ồ ạt như trước. Đặc biệt, nguồn cung sầu riêng ở các như Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, hay tại khu vực Đông Nam bộ đang tăng cao nên thương lái, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn. Từ đây đến hết tháng 4 Âm lịch, còn một đợt thu hoạch sầu riêng nữa nên nguồn cung dự báo khá dồi dào. Tuy giá giảm nhưng nhà vườn vẫn có lãi từ 3.000-9.000 đồng/kg.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, sau khi sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, lượng tiêu thụ sản phẩm này tăng rất mạnh. Sầu riêng đã vươn lên vị trí thứ hai trong danh sách các loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ sau thanh long. Bất cập hiện nay là diện tích sầu riêng được Trung Quốc cấp mã số vùng trồng mới chỉ hơn 245 mã với mỗi mã có diện tích 10 ha, năng suất khoảng 20 tấn quả/ha.

Tính ra sản lượng sầu riêng đủ điều kiện xuất sang Trung Quốc rất nhỏ giọt so với tổng sản lượng cả nước, khoảng 1,3 triệu tấn/năm. “Hiện nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu hết hạn ngạch nên nếu không tiếp tục được cấp mã số vùng trồng, hoạt động xuất khẩu sầu riêng trong thời gian tới sẽ gặp khó. Nguy cơ tồn đọng, ùn ứ sầu riêng có thể xảy ra”, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định.

Trong quý I, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã tăng tới hơn 7,3 lần (733,2%) so với cùng kỳ năm ngoái lên 153,5 triệu USD. Trong đó, Trung Quốc chiếm đến 87% thị phần, đạt gần 134 triệu USD. Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong quý I, nước này đã nhập khẩu sầu riêng từ thị trường Việt Nam với khối lượng 27.374 tấn, kim ngạch 133,4 triệu USD, chiếm 30% về lượng và 26,3% về kim ngạch trong tổng nhập khẩu sầu riêng của nước này.

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, chỉ tính từ đầu năm 2021 đến hết năm 2022, diện tích sầu riêng của Việt Nam đã tăng vượt khoảng 26.000 ha, nâng tổng số diện tích loại cây trồng này lên khoảng 100.000 ha. Theo Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ NN&PTNT, diện tích sầu riêng khuyến cáo là khoảng 65.000 đến 75.000 ha, sản lượng từ 830.000 đến 950.000 tấn. Bộ NN&PTNT khuyến cáo nông dân không nên trồng cây này ồ ạt để tránh tình trạng dư thừa nguồn cung. Thời gian tới, các nhà vườn cần tiếp tục cải thiện quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng, mẫu mã, giữ được sản lượng ổn định nhằm đảm bảo xuất khẩu quanh năm.

Theo Bộ NN&PTN, hiện không chỉ sầu riêng, thị trường trái cây tại một số tỉnh phía Nam đang giảm mạnh do nguồn cung tăng mạnh. Cụ thể tại tỉnh Tiền Giang, giá bưởi da xanh giảm 6.000 đồng/kg xuống mức giá 24.000 đồng/kg; bưởi lông cổ cò giảm 3.000 đồng/kg xuống mức giá 13.000 đồng/kg. Cam các loại cũng giảm ở mức 2.000-3.000 đồng/kg. Chanh các loại giảm 2.000 đồng/kg so với tháng trước. Trong quý II năm nay, sản lượng trái cây đến vụ thu hoạch thanh long, chuối, xoài, mít, bưởi, cam, dứa và sầu riêng dự kiến đạt hơn 1,2 triệu tấn. Do đó, việc đẩy mạnh các hoạt động bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nội địa rất cần thiết nhằm giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm.

Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương rà soát, thống kê kỹ diện tích, sản lượng từng loại trái cây đang bước vào thu hoạch và chuẩn bị thu hoạch để có giải pháp đẩy mạnh kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm, giúp nông dân tiêu thụ kịp thời.

Theo baodansinh.vn

Cùng chuyên mục

Chính phủ ban hành chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

13/04/2022 04:37 Chiều

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.

Hai bộ vào cuộc xử lý vụ rau chợ dán nhãn VietGAP vào siêu thị

24/09/2022 10:23 Chiều

Sau thông tin báo chí phản ánh về tình trạng nhiều người dân phải trả giá cao để mua "rau an toàn" và "đạt chuẩn VietGAP" tại các siêu thị, nhưng thực tế một số công ty lại đi gom rau ở chợ đầu mối, dán nhãn VietGAP rồi bán cho siêu thị, 2 bộ liên quan là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã vào cuộc để làm sáng tỏ tình trạng này và tìm giải pháp ổn định thị trường và xử lý nghiêm hành vi gian lận.

Chấp nhận mua bảo hiểm rồi hủy để vay được ngân hàng

06/06/2022 05:28 Sáng

Không có nhu cầu cũng như khả năng tài chính tham gia thêm bảo hiểm, nhiều người đành mua rồi huỷ ngay sau năm đầu để được vay ngân hàng nhanh chóng. Tình trạng mua bảo hiểm nhân thọ kèm khoản vay một cách miễn cưỡng và đối phó rất phổ biến trong thời gian gần đây.

Sàn AM TRADEX | Top thương vụ nên đầu tư tháng 5/2023

24/05/2023 08:00 Sáng

Để có thể đầu tư sinh lời hiệu quả, các nhà đầu tư cần phải nắm vững các thông tin về kiến thức, doanh nghiệp.

TP.HCM: Thông xe tuyến đường Đặng Thúc Vịnh (Tỉnh lộ 9, huyện Hóc Môn)

26/04/2022 03:10 Chiều

Sáng ngày 26/4, tuyến đường Đặng Thúc Vịnh (Tỉnh lộ 9, huyện Hóc Môn) đã chính thức thông xe sau gần 4 năm thi công.

Đối tác